Thời Tây Hán, ở kinh thành Lâm Tri tỉnh Sơn Đông, có một Thầy lang tên là Thuần Vu Ý, vốn là một viên quan nhỏ ở địa phương. Sau khi từ quan về nhà, chuyên dựa vào y thuật cao siêu của mình để chữa bệnh cho mọi người. Có một lần, một đại quan trong vùng ốm nặng, khiêng đến nhà Thuần Vu Ý xin chữa trị, do bệnh tình quá nặng, viên quan ấy chết ngay tại nhà ông. Người nhà viên quan ỷ vào quyền thế, vu cho Thuần Vu Ý là ”lang băm giết người”. Thế là ông bị bắt giải lên Trường An để hỏi tội.
– Hình pháp thời ấy rất tàn khốc, dân chúng có phạm tội gì, nặng thì bị xử tử hình, nhẹ thì cũng bị các loại nhục hình,như cắt mũi, cắt gót chân v.v.. Người bị nhục hình thường phải mang tật suốt đời, khổ hết chỗ nói. Nhất là những người bị oan khuất cũng bị mang dấu vết nhục hình, suốt đời không có cách gì minh oan được.
– Thuần Vu Ý không có con trai, chỉ có năm người con gái, khi sắp bị giải đi, ông xúc động nói:
– ”Nhà không có con trai, mình bị mối hoạ bất ngờ thế này, năm người con gái, chẳng ai có thể cứu được ta”.
– Bốn người con gái lớn hơn cha biết khóc than, không có cách gì giải thoát được tai nạn cho cha. Chỉ có cô con gái út là Đề Oanh, lúc ấy còn chưa tới 10 tuổi, đã mạnh dạn bước ra cảm động nói:
– Cha ơi, xin người chớ có khinh thường con, con nhất định sẽ tìm cách miễn giảm được nhục hình cho cha – Thế là mặc cho mấy người chị của mình ngăn cản, cô đã đi theo cha trèo đèo lội suối vượt hàng ngàn dặm đường dài để đến kinh đô.
Also Read: Chu Á Phu dập tắt đại chiến
– Thuần Vu Ý bị giam vào đại lao, người canh ngục không cho Đề Oanh vào thăm nom, cô muốn trực tiếp gặp được nhà vua, nói hết nỗi oan tình, nhưng cũng nhiều lần bị bọn vệ binh của cung đình gạt đi đuổi ra. Cô quyết định dùng câu văn thay lời nói, dâng thư lên Hán Văn Đế. Trong thư nàng đã nói rằng ”Cha tôi làm quan thanh liêm, y thuật lại cao siêu giờ đây đang bị bắt và chịu ngậm oan, sẽ bị nhục hình, quả thực là chẳng công bằng chút nào. Một người bị nhục hình, bị cắt mũi đi, không bao giờ mọc lại được muốn sửa chữa sai lầm cũng chẳng còn dịp nào nữa. Cháu xin tình nguyện làm nô tỳ, làm lao công, để chuộc tội cho cha, chỉ mong sao hoàng thượng hãy bỏ thứ nhục hình này đi…” Thư của cô tuy rằng viết rất ngây thơ, song tình thật thà, ý thất tha, nói đâu có lý đấy.
– Hán Văn Đế ngày bận trăm công ngàn việc, đương nhiên không để ý lắm đến chuyện thư từ của Đề Oanh. Nhưng việc Đề Oanh dâng thư rất nhanh chóng đồn đại xôn xao khắp trong triều, Hán Văn Đế cũng từng nghe thấy, ông thấy cô gái này quả là dũng cảm, làm nên một chuyện rất mới lạ, thế là sai người mang thư của cô đến xem. Sau khi xem thư, nhà vua thực sự bị cảm động sâu sắc, thấy rằng dùng nhục hình quả thực là tồn tại nhiều điều xấu xa, ông bèn cho vời Đề Oanh vào cung.
– Cô gái bé nhỏ gặp nhà vua mà không hề tỏ ra sợ hãi, ngay trên điện ngọc, đã nói hết những suy nghĩ và những lời đề nghĩ của mình, lời lẽ gọn gàng, ý tứ rõ ràng, thái độ tha thiết… Hán Văn Đế nghe xong rất lấy làm vui, bèn tha cho Thuần Vu Ý, để hai cha con đưa nhau về. Đồng thời nhà vua còn quyết định xoá bỏ nhục hình.
– Đề Oanh dâng thư, chẳng những chỉ cứu được cha mình, còn khiến nhà vua xoá bỏ nhục hình, sự tích của nàng hàng trăm, hàng ngàn năm sau vẫn được người đời ca tụng.