Khổng Dung (năm 153- 208 có tên tự là Văn Cử) là nhà văn học cuối đời Đông Hán. Khi còn nhỏ đã rất lễ phép và thông minh dĩnh ngộ hơn người. Câu chuyện nhường lê khi ông mới sáu tuổi chắc rằng đã từ lâu ai ai cũng biết và được người đời sau hết lời ca ngợi, nhưng chuyện Khổng Dung khéo léo chia lê thì e rằng còn ít người biết đến.
Một hôm ăn cơm trưa xong, Khổng Dung tự giác đến thư phòng học bài và tập viết. Lúc ấy, lão quản gia bước vào phòng và chuyển lời rằng:
– Thưa cậu, các bác, các chú thím ở tỉnh xa và sáu người em trai em gái họ của cậu vừa tới, phu nhân bảo cậu ra nhà ngoài gặp mặt mọi người.
Khổng Dung mừng lắm, vì nói thực ra chú, bác quanh năm làm việc quan xa nhà, Khổng Dung đã lên sáu rồi mà còn chưa gặp mặt họ bao giờ nhất là sáu người em họ không biết mặt mũi thế nào. Thế là, không chờ cả lão quản gia ra nhà ngoài thưa chuyện lại, Khổng Dung đã chạy ù ra đó trước. Được cha mẹ giới thiệu, Văn Cử lần lượt chào và làm quen với các bác, các chú, thím và các em, ai cũng khen Văn Cử lễ phép.
– Lúc đó, bà mẹ Khổng Dung sai nàng hầu bưng lên một khay lê. Trong chiếc khay sáng loáng đặt sáu quả lê vừa to vừa thơm vừa mỡ màng, bà mẹ bảo Khổng Dung chia lê cho sáu người em họ cùng ăn.
Khổng Dung đang định chia lê thì người cha ngăn lại bảo:
– Khoan đã? Văn Cử! Con đem chia lê cho các em con mỗi người một quả, sau cùng còn để lại trong khay một quả, được không?
Đọc thêm: Khổng Dung hùng biện thắng quan to
Người cha biết Khổng Dung rất thông minh, nên có ý muốn khoe con mình với mọi người, ai ngờ câu hỏi này khó quá, làm cho Khổng Dung đứng ngẩn ra. Các bác, các chú, thím cũng đều thấy việc này ngay bản thân họ cũng khó xử huống là một đứa bé non nớt mới lên sáu tuổi. Sáu người em họ đứng đó lại càng bó tay người nọ nhìn người kia, bụng bảo dạ: ”Chia lê kiểu này, trong sáu người chúng ta, thế nào cũng có một người không được ăn lê”.
– Văn Cử nhíu mày suy nghĩ, cậu nhìn mẹ mình như để cầu cứu. Bà mẹ hiền từ bảo Văn Cử:
Văn Cử ạ! Con hãy chịu khó suy nghĩ một chút. Lê đưa ra không thiếu quả nào, nhất định con sẽ chia được thôi!
– Văn Cử đảo nhanh tròng mắt, hết nhìn cái khay lại nhìn vào những trái lê. Bỗng nhiên, trên mặt cậu bé toát lên vẻ mừng vui, cậu vỗ tay lên đầu nói:
Có cách đây rồi
Ngay sau đó cậu lần lượt bấy năm quả lê trong chia cho năm người em, trong khay lúc này còn đúng là còn lại một quả lê, thế nhưng còn một cô em họ sau cùng lại chưa được chia lê, xem ra cô em gái đó đang rất tủi thân. Các bác, các chú các thím đều nói chia như thế là không ổn Khổng Dung tủm tỉm cười, đưa quả lê còn lại trong khay và cả cái khay cho cô em gái đó.
– Người cha mừng rỡ bảo:
Văn Cử ạ! Con chia như thế rất đúng, nhưng có thể nói cho mọi người biết tại sao lại chia như thế hay không?
– Khổng Dung đáp rất trôi chảy:
Mỗi người được chia một quả, nói lên rằng sáu em ai cũng được chia lê trong khay còn một quả, cũng có thể hiểu rằng cứ có một quả lê đặt ở trong khay là được chứ gì, cho nên con đã chia như thế là hợp với ý của cha rồi!
– Mọi người lúc ấy mới vỡ lẽ và luôn miệng khen Khổng Dung thông minh hơn người. Bà mẹ cũng hể hả cười.