Thời Khánh Lịch đời Tống, con sông Hoàng nước to sóng dữ, ở Thương Hồ (nay là vùng đất phía đông bắc huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam) bị vỡ đê nhấn chìm rất nhiều đồng ruộng, dân chúng cũng bị thương vong không ít. Quân dân gần đấy đều ra sức bịt lấp nhưng vô ích, lỗ hổng càng ngày càng to. Triều đình vội phái Quách Thân Tích đích thân đến giám sát công việc lấp đê.
Lúc đó, biện pháp áp dụng để lấp đê vỡ là đặt một vật dùng để chặn đê đặc thù, có kích thước lớn tại nơi gần hợp long của chỗ vỡ gọi là cửa hợp long. Thông thường sử đụng các nguyên liệu như gỗ, lau, tre, cỏ… cùng đá sỏi vụn, đất làm thành, dài khoảng sáu mươi bộ, giống như một ”con đê” nhân tạo cực lớn, được người ta gọi là ”giong”. Quách Thân Tích sau khi nhận nhiệm vụ lập tức ra lệnh cho nhân công buộc vào hai đầu của ”giong” một sợi dây thừng lớn rồi đặt nó vào chỗ đê vỡ. Nào ngờ đặt mấy lần, không đây bị đứt bật ra thì ”giong” cũng bị cuốn trôi đi, nếu không cũng không chịu nổi sức đẩy của nước, ”giong” không chìm được xuống đáy sông. Nỗ lực cố gắng hết sức mà vẫn thất bại, chỗ vỡ càng ngày càng to.
Lúc đó, trong những nhân công đi đắp đê có một thanh niên tên là Cao Siêu nói rằng mình có một cách Quách Thân Tích nghe nói anh ta học hành không nhiều, cười nhạt nói:
– Trong cái đầu Cao Siêu có được mấy giọt mực mà đòi có cách làm hợp long cao siêu?
Cao Siêu không quan tâm đến lối chơi chữ mỉa mai kia, hiến lên một kế rằng:
”Giong” sáu mươi bộ là dài quá cho nên sức người khó mà ấn nó xuống dưới đáy sông được, dây thừng để cố định nó có chắc mấy cũng sẽ dễ dàng bị đứt nên khó mà ngăn được dòng nước. Tôi đề nghị chia ”giong” ra làm ba khúc, mỗi khúc dài hai mươi bộ, dùng đây thừng nối ba khúc lại. Khi hợp long, đặt một khúc xuống trước đợi nó chìm xuống đáy thì tiếp tục đặt khúc thứ bai, thứ ba.
Also Read: Phùng Toản loạn trống canh đuổi đạo tặc
Cao Siêu nói hết, Quách Thân Tích còn đang suy nghĩ, một số nhân công già xôn xao nói:
– Không ổn, không ổn. Giong nhỏ hai mươi bộ làm sao mà chặn được sức mạnh của nước? Dùng cùng một lúc ba khúc thì làm sao ngăn được nước, chỉ hao người tốn của thôi.
Cao Siêu giải thích:
Khúc thứ nhất chạm xuống đến đáy đương nhiên không chặn được nước nhưng thế nước tất phải yếu đi một nửa. Cho khúc thứ hai xuống chỉ cần huy động một nửa sức người, lúc này cũng chưa hoàn toàn ngăn được hẳn dòng nước nhưng dòng chảy rõ ràng là đã yếu hẳn. Đến khi cho khúc thứ ba xuống thì cũng giong như là thi công trên mặt đất, dễ dàng hơn rất nhiều. Lúc này hai khúc giong trước đều bị bùn đất lấp hết những khe hở, không cần phải tốn sức sửa sang thêm nữa.
Quách Thân Tích nghe hai bên tranh luận, cảm thấy cứ làm theo phương pháp cũ có vẻ đáng tin cậy hơn, và không bị rủi ro. Thế là ông ta kiên quyết phủ quyết phương pháp mới của Cao Siêu. Công trình hợp long lấp đê vỡ lại tiến hành một cách gian khổ: cố gắng, thất bại, lại cố gắng, lại thất bại…
Lúc đó, an phủ sứ Hà Bắc là Giả Xương Triều cho rằng phương pháp mới của Cao Siêu có thể áp dụng được liền bí mật phái mấy nghìn người đến hạ lưu Hoàng Hà vớt ,những cái giong mà Quách Thân Tích khi chỉ huy công trình lấp đê đã bị nước cuốn trôi đi. Có bằng chứng, Giả Xương Triều liền làm một bản tấu lên triều đình. Quách Thân Tích bị bãi quan. Viên quan mới, nhận chức cho áp dụng phương pháp của Cao Siêu, quả nhiên lấp được chỗ đê vỡ.