Kỹ thuật in bằng chữ rời của Bế Thăng

Kỹ thuật in bằng chữ rời trong kỹ thuật in ấn là do Bế Thăng người đời Tống phát minh, có trước kỹ thuật in bằng chữ rời của châu Âu rất nhiều năm. Thuốc nổ, kim chỉ nam, kĩ thuật làm giấy và in là bốn phát minh lớn của Trung Quốc.

Bế Thăng là công nhân của một phường in ở Hàng Châu. Khởi đầu anh học khắc chữ ở đây, khắc từng chữ, từng chữ Hán lên ván gỗ, đó là in khắc bản. Chữ của Bế Thăng khắc vừa thẳng vừa đẹp, những người trong phường đều rất tôn trọng anh. Nhưng Bế Thăng vẫn không vừa lòng với phương pháp in khắc bản hiện có, thường nghĩ cách cải tiến nó.

Sự việc bắt đầu như thế này: Có một lần, ở phường cần in một cuốn sách nhưng do một công nhân khắc chữ đã khắc sai một chữ cả trang khắc này đành phải bỏ đi. Điều này không những lãng phí sức người sức của mà còn bị chậm trễ thời hạn. Bế Thăng nghĩ: ”Nếu mỗi chữ trong toàn bản đều rời nhau ra, khắc sai có thể kịp thời thay chữ khác thì tốt biết bao”. Ý nghĩ sáng tạo của Bế Thăng chưa phải chấm dứt ở đây. Anh lại suy nghĩ thêm một bước: ”Những chữ khắc trên bản, khi sách in xong là không còn dùng đến bản này nữa, nếu như dùng từng chữ, từng chữ một sắp lên bản, in xong một cuốn sách, gỡ ra là có thể sắp lên để in cuốn khác được, như thế có phải là vừa tiết kiệm sức vừa tiết kiệm thời gian không?”. Thế là Bế Thăng bắt đầu thử cách khắc chữ rời lên gỗ nhưng hiệu quả vẫn chưa lý tưởng lắm.

– Có một lần, Bế Thăng đến một lò gạch thăm bạn, công nhân ở đây đang nung đất làm gạch, chế tạo đồ gốm, điều này lại gợi ý cho anh.

Đọc thêm: Kế làm nhụt chí khí địch của Tào Vĩ

Anh bắt chước cách làm đồ gốm của công nhân ở lò gạch, trước hết dùng bùn đất làm thành những hình hộp chữ nhật loại nhỏ, cắt cho bằng mặt trên đỉnh xong sau đó khắc từng chữ từng chữ một như khắc con dấu rồi cho vào lò nung khiến cho mỗi chữ đều giống như một viên gạch nhỏ xinh xẻo đẹp đẽ. Nung xong anh lại xếp sắp mỗi chữ theo vần để tiện khi tra dùng. Mỗi khi in sách anh liền tìm những chữ cần dùng ra sắp từng hàng từng hàng trên tấm sắt theo yêu cầu của bản thảo, xung quanh dùng khung sắt đè chặt. Như thế, một bản chữ rời đã được làm xong.

– Thế nhưng, khiếm khuyết của bản in rời đầu tiên lại nằm ở chỗ ”rời”. Khi in sách, in được nhiều rồi, chữ bắt đầu ”rời” ra không xếp ngay ngắn được nữa, có chữ thì in ra được, có chữ lại mờ mờ ảo nhìn chẳng rõ, thậm chí có chữ không in được. Anh lại phải nghiên cứu thêm một bước nữa, cải tiến phương pháp. Để cho mỗi một bản chữ rời hình thành lên một chỉnh thể kiên cố, ngay ngắn, xung quanh bản khắc ngoài việc dùng khung sắt ra, trước đó phải bôi một ít nhựa thông, sáp… những nguyên liệu kết đính lên khung sắt. Anh hơ khung sắt lên trên lửa cho chất kết dính chảy ra, lúc này, nhân lúc khung nóng anh dùng bàn in làm lạnh những chữ rời này xong, những con chữ ngay ngắn đã nằm chắc chắn cố định trong khung sắt. In xong, Bế Thăng lại đem hơ nóng tấm sắt, nhựa thông và sáp chảy ra, anh đã có thể gỡ từng chữ một ra đem cất kỹ sau này lại đem ra dùng.

Đáng tiếc là vào thời đó, phát minh trọng đại có ý nghĩa trên toàn thế giới này lại không được mọi người coi trọng cũng không được phát triển mở rộng ra. Sau khi Bế Thăng qua đời, những chữ rời do ông làm được tổ tiên đời Tống của nhà khoa học Thẩm Quát cất giữ. Về sau, Thẩm Quát đã ghi chép lại phát minh này trong cuốn ”Mộng khê bút đàm” do ông biên soạn. Từ đó, mới bắt đầu lưu truyền rộng rãi kỹ thuật in bằng chữ rời.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận