Người tuỳ tùng không hiểu sao Tử Sản lại có vẻ giận. Chồng chết thì người vợ khóc. Có gì mà không hợp tình hợp…
Tục ngữ dân gian có câu: ”Hỷ, nộ, ai, lạc biểu hiện trên nét mặt”. Ý nói, trạng thái tinh thần có thể biểu đạt qua bộ mặt. Biểu đạt tâm lý rõ nhất là khóc và cười. Thế nhưng chủng loại khóc, cười có rất nhiều, các chủng loại khóc và cười biểu đạt những cảm tình khác nhau.
– Về chuyện này, người xưa sớm đã có được thể hội và lý giải sâu sắc. Thời Xuân Thu, danh tướng Tử Sản (?- năm 522 trước Công nguyên) còn có thể căn cứ vào tiếng khóc mà xử lý được một vụ án.
Một hôm, Tử Sản dẫn một số tuỳ tùng đi dạo trên đường. Bỗng từ một ngôi nhà vẳng ra tiếng khóc hoảng hất của một phụ nữ. Khi mọi người đến gần tiếng khóc lại càng lộ ra vẻ kinh hoàng run sợ. Những tiếng khóc đó làm cho Tử Sản chú ý, ông bèn bảo vội người tuỳ tùng:
– Người đàn bà này chắc có người thân sắp chết. Các ngươi hãy đến nhanh xem sao.
Bọn tuỳ tùng thừa lệnh đến quan sát, thấy một người đàn ông nằm cứng đờ trên giường, người đàn bà đang khóc thảm thiết. Hỏi ra mới biết người đàn bà nay là vợ người chết.
– Nghe người tuỳ tùng báo cáo, ông có vẻ không tin nên hỏi lại:
Quả thật là chồng của người đàn bà đó chết rồi à?
– Đã chết chừng một giờ rồi ạ.
Trên nét mặt Tử Sản lộ vẻ giận:
– Điều này không có lý lắm…
Người tuỳ tùng không hiểu sao Tử Sản lại có vẻ giận. Chồng chết thì người vợ khóc. Có gì mà không hợp tình hợp lý?
– Tử Sản bảo với người tuỳ tùng:
Mau gọi người khám nghiệm tử thi đến đây. Có điều ngang tắt trong cái chết của người đàn ông này!
Đọc thêm: Phát minh của Vợ Lỗ Ban
– Tuy không hiểu ý của Tử Sản, nhưng tuỳ tùng vẫn chấp hành lệnh. Lát sau, người khám nghiệm đến khám nghiệm tử thi. Trên đường trở về, Tử Sản giải thích cho người tuỳ tùng:
Theo thường tình, người thân bị ốm thì hoảng hốt. Sắp chết thì sợ. Nếu chết rồi thì bi ai. Ta nghe tiếng khóc của người đàn bà có điều sợ hãi, tưởng rằng chồng người ấy sắp chết. Nào ngờ người chồng đã chết được một giờ đồng hồ. Như vậy, tại sao người đàn bà lại khóc lên những tiếng sợ sệt?
– Người tuỳ tùng hầu như hiểu ra một chút nên lắng nghe lời của Tử Sản.
Tử Sản lại tiếp tục nói:
– Cô ta nghe thấy tiếng những bước chân của chúng ta, tiếng khóc sợ sệt lại càng được nhấn mạnh. Như thế là thế nào?
Người tuỳ tùng hoảng hốt, hiểu ra:
– Con hiểu rồi, người đàn ông này bị vợ hại. Mụ vừa giết chồng vừa sợ người ta dị nghi… Để che giấu chân tướng sát nhân, mụ không thể không khóc được. Nhưng trong tiếng khóc lại lộ ra vẻ lo sợ. Khi nghe thấy tiếng bước chân của thầy trò ta nỗi sợ càng tăng lên.
Tử Sản gật đầu: ”Đúng”.
Một lát sau người đàn bà bị giải đến kết quả nghiệm xác cho thấy người chồng đang ngủ say bị mụ vợ cầm dao đâm chết. Con dao của hung thủ và những, vết máu trên quần áo là những vật chứng…Trước sự thật, người đàn bà phải cúi đầu nhận tội. Nhưng người mụ ta không biết rằng tiếng khóc của mình đã lộ ”thiên cơ”. Tuy nhiên, nếu không gặp phải một con người cơ trí, lão luyện như Tử Sản biết đâu mụ có thể lừa dối qua được tội lỗi?.