Đại tướng quân của Thục Hán Quan Vũ (? – 219) cầm quân tiến lên phía bắc, đánh Phàn Thành của Tào Tháo. Tướng giữ thành là Tào Nhân không chống cự nổi, sai người đến Hứa Đô cầu cứu. Tào Nhân sai Vu Cấm, Bàng Đức mang bảy cánh quân tinh nhuệ ở phía bắc tới cứu viện để giải vây cho Phàn Thành.
– Nghe tin quân tiếp viện của Tào Tháo đến nơi, Quan Vũ liền sai Quan Bình đem quân tiếp tục công phá Phàn Thành, còn mình thân chinh đem quân đi giao chiến với Bàng Đức ở cánh quân tiên phong của quân Tào. Đánh nhau được năm mươi hiệp Bàng Đức bắn lén một mũi tên, cánh tay trái của Quan Vũ bị thương.
– Quân hai bên ở trong thế cầm cự. Dịp đó mưa thu rả rích, Vu Cấm, Bàng Đức di chuyển bảy cánh quân của mình đến đóng ở nơi cách Tương Thành mười dặm về phía bắc, cắm trại dựa theo thế núi. Quan Bình đã báo cáo tình hình đó của Vu Cấm với Quan Vũ đang chữa vết thương gần khỏi. Quan Vũ liền nhảy phắt lên ngựa, dẫn mấy kỵ binh nữa lên cao để quan sát thấy trên Phàn Thành, cờ xí không được ngay ngắn, đoán rằng quân tâm của quân Tào đang tản mạn; thấy ở cách thành mười dặm về phía bắc có quân lính đóng ở đó, và lại thấy thế nước của sông Tương Giang rất mạnh. Nhìn ngắm một hồi lâu, Quan Vũ quay hỏi người dẫn đường:
– Khe núi cách Phàn Thành mười dặm về phía bắc tên đất là gì?
Người dẫn đường đáp:
– Dạ bẩm đó là cửa Khoái Khẩu ạ!
Quan Vũ cả mừng, nói:
– Vu Cấm thế nào cũng bị ta tóm cổ!
Bộ hạ kinh ngạc hỏi;
– Sao tướng quân lại nói thế ạ?
Quan Vũ nói:
– Cá đã đến cửa đó, lại còn hòng sống sót hay sao?
Quan quân không tin lắm. Tiếp đó lại mưa to liên tiếp mấy ngày liền. Quan Vũ ra lệnh cho bộ hạ chuẩn bị thuyền bè, chuẩn bị những đồ thuỷ chiến.
– Quan Bình lạ lùng hỏi:
Đánh nhau trên cạn, tại sao lại dùng đến thuyền bè ạ? Quan Vũ nói:
Đọc thêm: Quân của Lục Tốn mặc áo trắng đánh úp kinh châu
– Làm tướng mà không nhìn thấy thiên thời địa lợi thì làm sao biết được sự ghê gớm của nó? Bảy cánh quân của Vu Cấm hiện không đóng quân nơi cao ráo, mà lại đóng quân nơi hẻm núi vừa hiểm vừa hẹp như cửa sông Khoái Khẩu. Hiện đang là mùa thu mưa lũ liên miên thế này, nước Tương Giang ắt ngày một dâng đầy. Ta đã sai người lên đầu nguồn bịt những cửa sông lại, chỉ còn chờ khi nào nước sông dâng cao, quân ta sẽ lên thuyền, xả nước cho tràn vào như thế thì binh lính của quân Nguỵ ở Phàn Thành, Khoái Khẩu lại chẳng biến thành tôm cá hết hay sao?
Quan Bình vô cùng thán phục.
– Lại nói đến quân Nguỵ đóng ở Khoái Khẩu, đốc tướng Thành Hà khuyên ngăn Vu Cấm:
Nghe nói quân lính của Quan Vũ ở Kinh Châu đồn trú ở chỗ cao, lại chuẩn bị cả thuyền bè, nếu nước sông tràn ngập, thì quân ta sẽ nguy mất, phải tìm cách lánh đi.
– Vu Cấm nghe vậy mắng át đi:
Đừng có làm rối loạn quân tâm!
– Thành Hà lui ra khỏi doanh trại, nói lại điều đó với Bàng Đức, Bàng Đức thấy rằng ý kiến đó của Thành Hà rất đúng, định đem quân bản bộ của mình chuyển đến một nơi khác. Nhưng vào giữa cái đêm điều động quân lính như vậy, mưa to gió lớn ập tới. Bàng Đức hoảng sợ, khi ra khỏi trướng quân quan sát, đã thấy ba bề bốn bên nước lũ ào ào tràn tới, quân tâm của bảy cánh quân nháo nhác bỏ chạy lung tung, bị sóng nước cuốn đi và dìm chết không biết bao nhiêu mà kể. Trời vừa rạng sáng đã thấy Quan Vũ cầm quân xuống thuyền bơi tới. Lúc này trong tay Vu Cấm lúc này chỉ còn lại có năm sáu chục con người, Bàng Đức thề chết không chịu đầu hàng, tìm cách chống chọi được một lúc, cuối cùng bị bắt và giết chết.
Trận này Quan Vũ khéo léo tận dụng yếu tố thiên thời địa lợi dùng thế nước dìm chết bảy cánh quân của Tào Nguỵ, tiếng tăm lừng lẫy trung nguyên, làm Tào Tháo đến mức muốn dời khỏi Hứa Đô.