Tào Thực bảy bước làm thơ hay

Tào Thực đang quỳ dưới đất đột nhiên ngẩng đầu lên, tỏ ý tuân lệnh. Ngay sau đó, người ta thấy Tào Thực từ từ đứng dậy, nhắm mắt lại, bước ra đằng trước ba bước…

Năm 220 sau công nguyên, Tào Tháo ngang ngược một thời đã ốm chết. Tào Phi thừa tập chức vụ thừa tướng của cha mình. Không lâu sau lấy tướng là “Thiền Nhượng” Tào Phi lật đổ Hán Hiến Đế, và đổi quốc hiệu là Ngụy, lên ngôi vua xưng là Ngụy Văn Đế.

Còn Công tử thứ tư là Tào Thực thì từ sau ngày cha mình mất đi luôn luôn sầu muộn không vui. Ông tự tách mình ra khỏi những cuộc đấu tranh chính trị trong triều, thường cùng với những bậc tao nhân mặc khách, học sĩ phong lưu ngâm thơ uống rượu. Ông lại rất có tài làm thơ, xuất khẩu thành chương, lời lẽ khiến mọi người kinh ngạc.

Thế nhưng Tào Phi tính tình nóng nảy, tâm địa hẹp hòi lại luôn áy náy trong lòng về việc Tào Thực, người em thứ tư này từng tranh làm người thừa kế. Hơn nữa mỗi khi thấy người khác khen ngợi tài làm thơ của Tào Thực, máu ghen ghét trong con người hắn bỗng nhiên nổi dậy đùng đùng. Một hôm, có người bẩm báo rằng Tào Thực đang cùng với mấy viên quan của phủ huyện nọ uống rượu say bét nhè, không hỏi han đả động gì đến công việc trong thành. Tào Phi vịn vào cớ đó, lập tức ra lệnh đưa Tào Thực và những người kia ra trước điện, chuẩn bị hỏi tội và chém đầu.

Tào lão phu nhân nghe tin xiết nỗi kinh hoàng lật đật bước thấp bước cao rưng rưng nước mắt hỏi Tào Phi:

Đọc thêm: Tào Tháo phao tin chia rẽ địch

– Em trai con hàng ngày có hơi phóng túng một chút, chẳng lẽ cũng phạm tội đến mức này? Chẳng nhẽ con không còn nghĩ gì đến tình anh em máu mủ mà tha cho nó hay sao. Thế này mẹ có chết xuống suối vàng chắc cũng không nhặt mặt được.

Tào Phi đáp:

– Thưa mẹ? Con làm gì chẳng biết những chuyện ấy? Có điều hôm nay con chỉ muốn răn bảo cho nó chừa bớt đi thôi. Thôi mẹ hãy cứ về đi .

Tào mẫu đành gạt nước mắt mà quay về.

Tào Phi đến trước mặt Tào Thực nói:

Mi chẳng luôn mồm khoe tài làm thơ của mi đó sao? Nay ta hẹn cho mi đi bảy bước làm xong một bài thơ, phải tả được quan hệ giữa ta với mi lúc này, nhưng không được dùng đến hai chữ ‘‘anh em”. Làm được thì ta tha cho tội chết. Nếu không đừng có trách ta không biết nể nang nghĩ đến tình anh em.

Mọi người đứng quanh đều im phăng phắc, ai cũng lo lắng và cho rằng phen này Tào Thực khó mà thoát chết.

Lúc đó, Tào Thực đang quỳ dưới đất đột nhiên ngẩng đầu lên, tỏ ý tuân lệnh. Ngay sau đó, người ta thấy Tào Thực từ từ đứng dậy, nhắm mắt lại, bước ra đằng trước ba bước và cất cao giọng ngâm.

Bài thơ luộc đậu

Luộc đậu bằng cây đậu

Hạt đậu khóc trong nồi

Vốn cùng chung một gốc

Đốt lẫn nhau hỡi trời.

Tào Thực vừa đi vừa ngâm, vừa đi hết bảy bước thì bài thơ cũng vừa làm xong, mọi người ngầm thán phục. Tào Phi nghe xong bài thơ bỗng nhiên ứa nước mắt giáng Tào Thực xuống làm An hương hầu, rồi tha cho về.

Bài thơ 7 bước của Tào Thực: “Thơ bảy bước” (chữ Hán: 七步詩, “Thất bộ thi”) là một bài thơ phúng dụ thuộc thể ngũ ngôn tuyệt cú được cho là do thi nhân Tào Thực thời Tam Quốc sáng tác.

5/5 - (7 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận