Để phục hưng nhà Hán, Gia Cát Lượng lần đầu tiên đem quân lên phía bắc đánh dẹp Tào Ngụy. Thời kỳ mở đầu cuộc chiến, quân Thục giành được Nam An, An Định, bắt sống được phò mã nước Nguỵ, đô đốc Hạ Hầu Mậu danh tiếng lẫy lừng.
Thế nhưng khi tiến đánh Thiên Thuỷ, lại phải giáp mặt với một vị tướng trẻ trí dũng song toàn Khương Duy, hai bên giao chiến, Gia Cát Lượng đã hai lần thất thế. Bình thường Gia Cát Lượng rất chú ý xem xét những người hiền tài để bồi dưỡng người kế tục cho mình về mặt chỉ huy quân sự. Lúc này thấy nước Ngụy có một người tài như thế, ông thấy rất yêu mến và quyết tâm thu phục Khương Duy. Tuy nhiên nghe người ta bảo Khương Duy vốn hết sức trung thành với Tào Ngụy, ông nghĩ tới nghĩ lui mà chưa tìm ra cách gì. Sau lại nghe nói Khương Duy là một người rất có hiếu, có mẹ đang sống ở huyện Kế.
– Gia Cát Lượng nghĩ ngay ra một kế, bèn lệnh cho Ngụy Diên mang quân vờ đánh huyện Kế. Nhận được tin này, Khương Duy nài nỉ quận thú Thiên Thuỷ Mã Tuân để cho mình được mang quân đi bảo vệ huyện Kế. Khương Duy sắp tới huyện Kế, Ngụy Diên vờ đánh nhau với Khương Duy, mới đánh được vài hiệp, lại giả vờ thua chạy, để cho Khương Duy vào thành.
Thế là Gia Cát Lượng sai người đến quận Nam An, gọi Hạ Hầu Mậu nói:
– Ngươi có sợ chết không?
Hạ Hầu Mậu vội vàng quỳ xuống đất nài nỉ xin được tha. Gia Cát Lượng nói:
– Lúc này Khương Duy đang giữ huyện Kế, sai người đến nói với ta rằng: “Chỉ cần phò mã Hạ Hầu còn sống, ta sẽ hàng!” Vậy ta tha chết cho ngươi, ngươi có chịu chiêu an với Khương Duy không?
Hạ Hầu Mậu vội đáp:
Tôi tình nguyện sẽ chiêu an.
Gia Cát Lượng liền cho hắn ngựa và quần áo và thả cho về, cũng chẳng cho ai đi theo. Thoát được ra ngoài trại quân Thục, Hạ Hầu Mậu đang đi tìm đường thì gặp mấy người dân đi chạy loạn, bèn hỏi:
Các người đi đâu vậy? – Những người dân đáp:
– Chúng tôi là người ở huyện Kế, hiện nay Khương Duy đã đầu hàng Gia Cát Lượng, dâng cả thành trì. Ngụy Diên đốc ngựa chém giết đốt phá, chúng tôi đành trốn ra và chạy lên Thượng Khuê.
Đọc thêm: Gia Cát Lượng đốt đằng giáp binh
Hạ Hầu Mậu hỏi rõ đường đi lối lại, vội vàng đi về phía Thiên Thuỷ, trên đường lại gặp những toán người dắt già cõng trẻ đi chạy loạn, họ đều nói như nhau rằng: ”Khương Duy đã dâng huyện Kế, đầu hàng Thục Hán”. Hạ Hầu Mậu đến chân thành Thiên Thuỷ lên tiếng gọi cổng, lính gác nhận được mặt, vội vàng mở cửa đón vào, quận thú Mã Tuân quỳ rạp xuống đất đón rước. Hạ Hầu Mậu nói đến chuyện Khương Duy, Mã Tuân thở dài than:
– Thật không ngờ một người trung thành đáng tin cậy như Khương Duy mà lại phản bội!
Lương Tự nói:
– Tôi cứ ngỡ rằng ông ta muốn cứu đô đốc, nên mới trá hàng như vậy?
Hạ Hầu Mậu mắng:
– Nó đã đầu hàng rõ ràng rồi, còn trá cái nỗi gì?
Còn đang tranh cãi nhau, mọi người chợt lại nghe tin báo quân Thục đến đánh thành. Lúc ấy đã vào đầu trống canh một, trong ánh lửa chập chờn thấy Khương Duy ở đước chân thành hô lớn:
– Tôi chịu hàng là vì đô đốc, tại sao đô đốc lại nuốt lời hứa?
Hạ Hầu Mậu quát mắng:
– Ngươi chịu ơn của nước Nguỵ như thế, cớ sao lại đi hàng Thục? Ai hứa với nhà ngươi cái gì?
Khương Duy nói:
– Chính ông đã viết thư bảo tôi đầu hàng, ông muốn thoát thân, ông lại dấn người ta xuống bùn. Tôi đã được nước Thục phong làm thượng tướng, làm sao còn có thể quay về nước Ngụy được?
Nói xong liền xua quân lên đánh thành, mãi đến lúc trời gần sáng mới lui quân. Thì ra người đánh thành buổi tối không phải là Khương Duy, mà chỉ là một người có hình dạng giống Khương Duy, được Gia Cát Lượng chọn ra đóng giả, vì ban đêm trong ánh lửa chập chờn, người đứng trên thành rất khó nhận ra.
Lại nói Gia Cát Lượng đem quân đánh Kế Châu, lương thảo trong thành mỗi ngày một ít. Gia Cát Lượng cố ý cho quân Thục đi chở lương thảo, dụ cho Khương Duy ra khỏi thành cướp xe để sai Nguỵ Diên đánh úp Kế Thành. Khương Duy muốn quay về không được, đành phải tìm đường khác mà đi, và lập tức bị quân Thục mai phục đổ ra đánh, cuối cùng chỉ còn lại một mình một ngựa, xông lên đánh chém và chạy tới chân thành Thiên Thuỷ gọi cổng. Mã Tuân thấy Khương Duy liền lệnh bắn tên xuống như mưa. Khương Duy đành chạy đến thành Thượng Khuê. Tướng giữ thành ở đây thấy Khương Duy liền mắng:
Tên tướng phản bội kia lại dám lừa ta mở cổng thành à?
Sau đó lại hàng loạt mũi tên bắn ra. Khương Duy không biện bạch với ai được, ngửa mặt lên trời mà than, hai hàng nước mắt tuôn rơi, đi về phía Trường An, dọc đường bị quân mai phục của Gia Cát Lượng vây chặt, đành xuống ngựa đầu hàng. Tiếp đó Gia Cát Lượng lại dùng kế Khương Duy phản gián, chẳng phải mất một tên lính nào mà lấy được hai thành Thiên Thuỷ và Thượng Khuê rồi nhanh chóng tiến quân lên Kỳ Sơn, đến bờ tây sông Vĩ Thuỷ.
FAQ
Khương Duy tại sao chết?
Khương Duy và Chung Hội không chống nổi cuộc nổi dậy của các tướng Ngụy nên bị giết ở Thành Đô đầu năm 264. Khương Duy mất năm 62 tuổi. Họ hàng ông sau đó cũng bị giết.
Đệ tử ruột của Gia Cát Lượng là ai?
Khương Duy. Ông được xem là đệ tử chân truyền của Gia Cát Lượng, sau nắm quyền thống lĩnh quân đội Thục Hán. Tuy nhiên, ban đầu Khương Duy là Trung lang tướng của Tào Tháo ở quận Thiên Thủy, sau khi Ngụy đầu hàng Thục Hán, vì được Gia Cát Lượng mến mộ, nhận làm học trò nên Khương Duy đã về dưới trướng của Lưu Bị.