Những dân công được điều đến chặt cây đều thở dài chán nản, lắc đầu nói với Tri Huyện Quân: Thân cây này ở dưới nước rất kiên cố. Không có cách nào…
Ở huyện nọ có con sông rất lớn, giữa sông mọc lên một cây cổ thụ hàng trăm năm rồi, dòng nước chảy xiết, tàu thuyền qua lại rất nhiều lần va phải cây đó.
– Một hôm, tri huyện Quân đi qua con sông này, thấy một đoàn người đưa tang đang đi tới. Một người phụ nữ trẻ mặc áo tang cứ gục đầu vào quan tài kêu khóc thảm thiết, trông rất thương tâm.
Ông hỏi chuyện thì được biết rằng, chồng của người phụ nữ đó đi thuyền đã đâm phải cây cổ thụ ở dưới sông rồi ngã xuống tắt thở. Ông nhìn bao quát cái cây đó một lượt, rồi quyết tâm chặt nó đi để diệt trừ tai hoạ cho dân chúng. Nhưng, công việc tỏ ra rất phức tạp. Những dân công được điều đến chặt cây đều thở dài chán nản, lắc đầu nói với tri huyện Quân:
– Thân cây này ở dưới nước rất kiên cố. Không có cách nào mà đào lên được đâu.
Tri huyện Quân cũng không nghĩ ra cách gì. Nếu không chặt bỏ cây này thì ông cảm thấy không yên. May quá lúc này có A Quý, người anh họ xa đến thăm ông. A Quý là thợ chuyên xây dựng các công trình thuỷ lợi. Sau khi biết được nỗi khổ tâm của ông, A Quý suy nghĩ một hồi lâu, rồi nói:
Đọc thêm: Tri Huyện Lưu lấy vết sẹo làm chứng
– Việc này khó đấy, nhưng tôi sẽ giúp chú giải quyết.
Tri huyện Quân kể lại toàn bộ câu chuyện về cây cổ thụ này.
– A Quý cho thăm dò độ sâu của nước, rồi đo độ cao của cây. Tiếp đó ông cho chuyển gỗ samu đến và làm thành một cái thùng to, hai đầu không có nắp. Đầu tiên ông cho người chặt bỏ thân cây ở trên mặt nước trước, rồi sau đó chở thùng vừa làm ra đến chỗ cây. Ông mời mấy thanh niên to khoẻ đem chiếc thùng đó chụp xuống phần thân cây ở dưới nước, rồi đập mạnh xuống. Sau đó dùng gáo to múc hết nước ở trong chiếc thùng ra, yên tâm đứng trong thùng để cưa. Mất hơn nửa ngày, cuối cùng đã cưa đứt được cây cổ thụ đó.