Thời kỳ Ngũ Đại thập quốc, nhà kinh học nổi tiếng đời Hậu Lương Trương Sách có tài trí siêu quần, học thức uyên bác từ khi còn nhỏ.
– Một lần, nơi nhà ông ở tại Đôn Hoá, Lạc Dương, khi đang đào một cái giếng nước ngọt thì bắt gặp một cái đỉnh cổ. Trên cái đỉnh đồng bị gỉ ăn loang lổ có khắc một hàng chữ triện: ”Tháng hai mùa xuân năm thứ nhất niên hiệu Ngụy Hoàng Sơ, Tượng Cát Thiên”. Cái đỉnh kia được làm hết sức tinh tế cầu kỳ. Hàng xóm láng giềng ai cũng cho rằng đây là đồ văn vật quý hiếm. Mọi người vô cùng mừng rỡ, tưởng rằng đã phát tài to.
Thế nhưng, Trương Sách nhìn cái đỉnh đồng một lát, rồi mỉm cười nói:
– Thưa bà con, xin đừng vội mừng, cái “đỉnh cổ” này là người đời sau làm giả, không phải của quý từ thời Tào Ngụy đâu.
Mọi người nghe thế đều thất kinh biến sắc. Có một học cứu già không phục, cười nhạt nói:
– Hừ! Cái thằng nhỏ chưa đầy mười hai, mười ba tuổi, làm sao mà biết được thật giả của cổ vật hàng mấy trăm năm trước?
Cha của Trương Sách là Trương Đồng cũng nghe thế, bực tức trách hỏi:
– Mày phải khiêm tốn một chút chứ!
Trương Sách vẫn không nóng giận, chỉ nhỏ nhẹ nói với vị học cứu già:
Also Read: Trương Lộ chui vào bụng pho tượng phật bằng sắt
– Lão tiên sinh, vãn bối mạnh dạn kể một bằng chứng, xin ngài chỉ giáo.
Ông già học cứu cười, châm chích:
– Xin nghe cao kiến.
Trương Sách nói dõng dạc:
– Năm Kiến An thứ hai mươi lăm, sau khi Tào Tháo qua đời, niên hiệu Đông Hán liền đổi thành Diên Khang. Tháng mười năm này, Tào Phi ép Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhường ngôi, lên làm hoàng đế, lập nên nước Ngụy, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ. Đây chính là năm thứ nhất niên hiệu Hoàng Sơ, xin hỏi lấy đâu ra tháng hai? Có thể thấy, chữ triện văn trên cổ đỉnh ghi: ”Tháng hai năm thứ nhất niên hiệu Hoàng Sơ” gì gì đó há chăng chẳng phải quá hoang đường sao?
Ông già học cứu và Trương Đồng nghe thế, đưa mắt nhìn nhau không nói gì nữa.
– Mọi người xôn xao mồm năm miệng mười nói:
Trương Đồng tiên sinh, sao ngài không lấy cuốn ”Tam Quốc chí” ra tra xem có đúng không?
– ”Tam Quốc chí” được đem ra, Trương Đồng lật phần ”Ngụy thư” ra xem, quả nhiên trong sách ghi đúng như lời Trương Sách nói.
Ông già học cứu nét mặt thoắt cái đỏ bừng, vội vàng nói:
– Tiểu Sách thật là một tiểu kỳ tài thông kim bác cổ!
Thông kim bác cổ: Uyên bác, kiến thức rộng, hiểu biết nhiều.