Điền Đan thấy quân dân giữ thành một lòng xin đánh, sĩ khí cao ngút bèn cầm lấy dụng cụ cùng gia tài phân phát cho sĩ tốt…
Năm 279 trước công nguyên, Yên Chiêu Vương bái Nhạc Nghị làm tướng quân, mở cuộc tiến công, đại quy mô vào nước Tề, liên tiếp lấy được hơn bảy mươi toà thành và bao vây vùng Cử và Tức Mặc của nước Tề.
– Năm 284 trước Công nguyên, Yên Chiêu Vương qua đời, con trai Yên huệ Vương lên ngôi. Khi Yên Huệ Vương còn làm thái tử đã bất hoà vũ Nhạc Nghị, sau khi lên ngôi lại càng băn khoăn lo lắng về Nhạc Nghị.
Lúc này, tướng giữ Tức Mặc của nước Tề là Điền Đan thừa cơ phái một số lượng lớn gián điệp đến nước Yên, đi khắp nơi rêu rao rằng:
– Quốc Vương nước Tề đã chết thành thị của nước Tề chỉ còn lại có hai tòa. Sở dĩ Nhạc Nghị không chinh phục nước Tề là vì ông ta có mâu thuẫn với tân Yên Vương, sợ rằng trở về sẽ bị giết chết. Nhạc Nghị muốn dùng việc đánh Tề để lấy cớ, nắm quân tự trọng, xưng vương ở phía Nam.
Yên Huệ Vương nghe theo những lời bịa đặt này bên phái Kỵ Kiếp đi thay thế Nhạc Nghị. Nhạc Nghị đành phải chạy đến nước Triệu, lòng quân Yên rã rời.
Kỵ Kiếp sau khi tiếp nhận binh quyền của Nhạc Nghị, chỉ một lòng cầu thắng, vừa đến nước Tề liền ra sức đánh thành.
Điền Đan không giao chiến với ông ta. Ông lệnh cho cư dân trong thành mỗi khi ăn cơm đều phải bày đồ cúng ra sân tế lễ tổ tiên, kết quá đã thu hút được rất nhiều chim chóc. Cổ nhân coi chim chóc tụ tập thành đàn là điềm tốt lành. Quân Yên thấy trên bầu trời Tức Mặc chim tụ thành bầy, rất lấy làm lạ. Điền Đan nhân cơ hội đó tung tin:
– Ông trời cử xuống cho ta một vị ”thần sư”, dạy ta dùng binh.
Một tên tiểu tất nói với Điền Đan:
– Tôi có thể làm thần sư được không?
Đọc thêm: Chết rồi Tô Tần vẫn bắt được thích khách
Quả nhiên Điền Đan cho anh ta làm ”thần sư”, đối với anh ta hết mực cung kính, mỗi lần hạ lệnh thao luyện đều phải giương cờ hiệu của “thần sư”. Điền Đan lợi dụng tập tục mê tín thời đó, vừa lừa được quân Yên, vừa khiến cho thủ hạ ai nấy đều phục tùng ông.
Tiếp đến, Điền Đan lại thông qua gián điệp, tung tin với quân Yên:
– Ta sợ nhất là quân Yên cắt phăng mất mũi quân Tề.
Quân Yên nghe nói thế, quả nhiên làm theo. Quân Tề giữ thành thấy những sĩ tốt nước Tề bị bắt làm tù binh toàn bộ đều bị cắt mũi thì lòng đầy căm phẫn, càng phòng thủ thành trì chặt chẽ sợ sẽ bị quân Yên bắt đi.
Mấy ngày sau, Điền Đan lại rêu rao rằng:
– Mộ tổ của chúng ta đều ở ngoài thành, nếu bị quân Yên đào mất thì thực là đau lòng biết bao.
Quân Yên nghe thế liền đi đào mộ thiêu xác. Quân thủ thành thấy thế càng thêm đau đớn xót xa.
Điền Đan thấy quân dân giữ thành một lòng xin đánh, sĩ khí cao ngút bèn cầm lấy dụng cụ cùng gia tài phân phát cho sĩ tốt. Sau khi thanh trì được gia cố, Điền Đan đã phái sứ giả đi xin đầu hàng.
Trước hôm Điền Đan ước định đầu hàng một ngày, ông đã cho tập trung hơn một nghìn con bò đồng thời dùng phẩm màu sặc sỡ vẽ những bức tranh mãnh thú nhe răng múa vuốt trên tấm vải đỏ, lần lượt khoác lên mình bò. Trên sừng bò buộc đoản đao sắc nhọn, lại bó những cây gai tẩm dầu mỡ vào đuôi bò. Sau đó đào mấy chục lỗ ở tường thành. Vào lúc hoàng hôn, năm nghìn binh sĩ tinh nhuệ vẽ mặt sặc sỡ, cầm binh khí đi theo sau bò, vừa ra ngoài thành liền châm lửa vào bó gai ở đuôi bò, bò vừa đau vừa sợ, kéo theo ”bó đuốc” chạy như điên cuồng vào trận địa quân Yên, năm nghìn binh sĩ hoá trang cũng theo sát đằng sau. Quân Yên đại bại, chủ tướng Kỵ Kiếp cũng bị loạn quân giết chết.
Điền Đan thừa thắng truy kích, đội ngũ không ngừng lớn mạnh, liên tiếp thu hồi lại hơn bảy mươi thành trì.