Thời Ngụy Văn Hầu, Tây Môn Báo giữ chức quan lệnh ở đất Nghiệp (khoảng năm 408 trước Công nguyên).
Tây Môn Báo đến Nghiệp Thành (nay là phía tây huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam), thấy ở đó vô cùng tiêu điều, dân số cũng rất thưa thớt liền triệu tập các vị phụ lão ở đó lại hỏi:
– Đất này tại sao lại thê lương như thế?
Các phụ lão nói:
– Ở đây có con sông lớn gọi là sông Chương, thuỷ thần ở sông Chương gọi là Hà Bá. Phù thuỷ vùng này nói rằng: Hà Bá yêu thích những cô gái trẻ trung xinh đẹp, mỗi năm phải lấy một người vợ. Thoả mãn yêu cầu của Hà Bá mới có thể bảo đảm cho chúng tôi mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nếu không Hà Bá sẽ gây sóng to gió lớn, cho một trận hồng thuỷ là cuốn phăng toàn bộ hoa màu dìm chết toàn bộ hoa màu, dìm chết toàn bộ con người! Cho nên quan lại và các thân hào trong làng mỗi năm đều trưng thu thuế má chúng tôi, tiền thu được có đến hàng mấy triệu, họ chỉ dùng hai, ba trăm nghìn để lấy vợ cho Hà Bá còn lại thì chia đều với mụ phù thuỷ.
– Sau khi hầu bao của mụ phù thuỷ đã nhét đầy mụ mới đi đến từng nhà, từng hộ kiểm tra, thấy cô gái xinh đẹp liền nói: “Cô gái này sẽ là vợ của Hà Bá”. Không cho trình bày gì thêm, mụ cho cô ta tắm rửa sạch sẽ, mua sắm đồ chay giới cho cô. Đến hôm Hà Bá lấy vợ, họ đẩy trai cung xuống nước, cho cô gái ngồi vào trong. Lênh đênh một lát rồi chìm xuống. Vì vậy gia đình có con gái trẻ tuổi đa số đều mang con gái trốn đi xa hết.
Tây Môn Báo nói:
– Năm nay, ngày Hà Bá lấy vợ, các vị đến báo cho ta, ta cũng sẽ đi đưa tiễn.
Đến ngày lấy vợ cho Hà Bá, Tây Môn Báo cũng đến bên bờ sông. Quan lại lớn nhỏ thân sĩ địa phương cùng với bà con dân làng tổng cộng khoảng hai, ba nghìn người tới tham gia nghi thức Hà Bá lấy vợ. Mụ phù thuỷ chủ trì nghi thức, tuổi đã ngoài bảy mươi, đằng sau có mười mấy nữ đệ tử bám gót. Tây Môn Báo nói với mụ phù thuỷ:
Gọi cô dâu của Hà Bá ra, xem cô ta như thế nào?
Đọc thêm: Kế cướp ấn hổ phù đi cứu triệu của Hầu Doanh
Phù thuỷ liền sai nữ đệ tử dẫn cô dâu ra.
Tây Môn Báo nhìn nhìn rồi nói:
– Cô gái này không đẹp, phiền đại phù thuỷ xuống sông báo cáo với Hà Bá, nói rằng sẽ chọn mỹ nữ khác, ngày kia sẽ đưa đến!
Nói đoạn liền sai võ sĩ vác mụ phù thuỷ lên ném xuống sông. Mụ phù thuỷ ngoi ngóp trong làn nước một lát rồi chìm.
Một lúc sau, Tây Môn Báo lại nói:
Bà phù thuỷ tại sao lâu thế rồi còn chưa thấy quay về, hãy cho một người nữa đi giục đi thôi.
Lại đẩy một đệ tử xuống sông. Tất cả đã đẩy ba đệ tử.
Lại một lúc sau, Tây Môn Báo nói:
– Phụ nữ không biết làm việc, xin mời mấy vị thân sĩ quyên tiền kia cũng khó nhọc đi một chuyến đi?
Đã có mấy võ sĩ tiến lên túm lấy các thân sĩ cùng hội cùng thuyền làm điều ô hợp với mụ phù thuỷ, ném tõm họ xuống sông như ném hòn đá, Tây Môn Báo chương về phía sông hành lễ, hết sức cung kính đợi: một lúc nữa rồi quay đầu lại nói:
– Những người này đều không quay về, làm thế nào đây? Những quan hai, thân hào trước đây cũng dựa vào chuyện Hà Bá lấy vợ mà phát tài nay lũ lượt quỳ xuống dập đầu đến vỡ cả trán máu đầm đìa khắp mặt, cầu xin Tây Môn Báo đừng vứt họ xuống sông.
Lúc này Tây Môn Báo mới nói:
Trong nước làm gì có Hà Bá nào? Mụ phù thuỷ và các ngươi dựa vào chuyện Hà Bá lấy vợ, hại chết biết bao nhiêu cô gái, vơ vét biết bao nhiêu của cải của dân, bây giờ những tên tội ác tầy trời đều đã bị phạt sau, này ai còn nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ thì sẽ cho người đó đi gặp mặt Hà Bá luôn!
Thế là vùng đất không còn xảy ra chuyện lấy vợ cho Hà Bá nữa. Bà con dân chúng trốn chạy đi nơi khác cũng lục tục trở về Nghiệp Thành. Tây Môn Báo liền trưng tập nhân dân làm mười hai con mương, dàn nước sông Chương tưới cho đồng ruộng. Từ đó, mùa màng bội thu, dân chúng cũng an cư lạc nghiệp.
An cư lạc nghiệp: Câu tục ngữ có hai vế, “an cư” và “lạc nghiệp”, trong đó “an cư” ở đây ý chỉ sự yên ổn, có một nơi ở ổn định, thuận lợi mà không phải lo nghĩ nhiều, còn “lạc nghiệp” tức là những niềm vui, thành công, phát triển trong công việc, sự nghiệp.