Lạn Tương Như đáp: Thần có thể đi một chuyến. Nước Tần giao thành, thần sẽ để ngọc bích lại, nước Tần không giao thành? thần sẽ đem ngọc về.
Chuyện Triệu Huệ Vương có được viên ngọc bích Hoà Thị sau khi đến tai Tần Chiêu Tương Vương, Tần Vương bèn phái sứ giả đem quốc thư đến gặp Triệu Vương nói muốn lấy mười lăm toà thành đổi lấy viên ngọc bích Hoà Thị kia.
Triệu Vương liền triệu tập đại tướng quân Liêm Pha và các đại thần khác để bàn bạc. Mọi người cảm thấy, nếu đáp ứng nước Tần, e rằng mắc lừa; nếu không đáp ứng thì lại sợ nước Tần đánh vào. Thảo luận cả nửa ngày vẫn chưa đưa ra được chủ ý. Hơn nữa, không ai có thể đảm đương được trách nhiệm sứ giả sang trả lời Tần Vương.
Môn khách của hoạn quan trưởng Mâu Hiền là Lạn Tương Như nói:
– Nước Tần dùng thành đổi ngọc, nếu nước ta không đồng ý thì nước ta sai; nước ta giao ngọc mà nước Tần không giao thành thì nước Tần sai. Theo thần, thà đáp ứng nước Tần, để họ chịu tội danh không giao thành còn hơn.
Triệu Vương nói:
– Tiên sinh có thể làm sứ giả sang Tần được không?
Lạn Tương Như đáp;
– Thần có thể đi một chuyến. Nước Tần giao thành, thần sẽ để ngọc bích lại, nước Tần không giao thành? thần sẽ đem ngọc về.
Thế là Triệu Vương phái Lạn Tương Như đi sứ sang Tần.
Lạn Tương Như tới Hàm Dương, đô thành nước Tần, hiến dâng ngọc bích Hoà Thị cho vua Tần ở Chương Đài, cung Ly. Tần Vương xong vui mừng truyền ngọc cho các thần tử và mỹ nữ xung quanh ngắm nhìn. Lạn Tương Như đứng đợi hồi lâu ở bên cạnh cũng không thấy Tần vương nhắc đến chuyện trao đổi thành, biết là Tần Vương không có thành ý bèn tiến lên nói:
– Trên viên ngọc bích này có chút tật nhỏ, xin để tôi chỉ cho đại vương xem Tần Vương liền đưa trả ngọc cho ông. Lạn Tương Như lấy được ngọc vội lùi sau mấy bước, đứng dựa vào cột, giận dữ nói:
Đọc thêm: Lạn Tương Như lỡm vua tần tại thằng trì
– Lúc đầu, đại vương phái sứ giả đưa thư đến, nói là tình nguyện đem mười lăm toà thành đổi lấy viên ngọc Hoà Thị này. Thế mà Triệu Vương thành tâm thành ý trai giới năm ngày, sau đó sai tôi đem ngọc bích đến. Chúng tôi trân trọng việc đó biết bao? Nhưng đại vương lại không tiếp kiến tôi ở chính điện triều đình mà là ở biệt quán cung Ly, đồng thời thái độ vô cùng ngạo mạn, cầm lấy ngọc lại truyền cho mỹ nữ xung quanh đùa nghịch, cố ý trêu chọc tôi. Tôi thấy đai vương căn bản không có thành ý cắt đất cho nên mới đòi ngọc bích về. Nếu đại vương bức ép, tôi thà để ngọc bích và đầu tôi cùng đập nát vào chiếc cột này!
Nói đoạn giơ cao viên ngọc, định đập vào cột.
Tần Vương vội vàng xin lỗi luôn miệng, một mặt triệu quan lại trông coi bản đồ cương vực và sổ hộ tịch tới, chỉ trên bản đồ rằng cắt từ thành này đến thành này cho nước Triệu, Lạn Tương Như biết Tần Vương chẳng qua là muốn lừa gạt ông, bèn nói?
– Ngọc bích Hoà Thị là vật báu nổi danh thiên hạ. Khi Triệu Vương đưa ngọc đã trai giới năm ngày trước, đại vương ngài cũng nên trai giới năm ngày, chuẩn bị nghi lễ cửu tân long trọng tôi mới dám dâng ngọc Hoà Thị lên.
Tần Vương đành phải đồng ý, sai người đưa Lạn Tương Như đến nhà khách nghỉ ngơi.
Lạn Tương Như nghĩ, tuy Tần vương đồng ý trai giới những nhất định sẽ không chịu cắt mười lăm toà thành cho nước Triệu. Ông liền phái nhân viên tuỳ tòng của mình, mặc bộ quần áo rách rưới, giấu viên ngọc Hoà Thi trong người lặn lẽ trốn về nước Triệu theo con đường nhỏ hẻo lánh.
Tần Vương qua năm ngày trai giới liền bày biện nghi thức chính thức của đại lễ cửu tân trong triều đình, mời Lạn Tương Như lên điện. Biết Lạn Tương Như đã sai người đem ngọc bích về nước Triệu, ông lập tức lệnh cho võ sĩ định trói Lạn Tương Như lại.
Lạn Tương Như nói:
Khoan, để tôi nói hết đã – chư hầu thiên hạ đều biết nước Tần mạnh, nước Triệu yếu. Nếu quả thật nước Tần cắt mười lăm toa thành cho nước Triệu trước, nước Triệu làm sao dám vì một viên ngọc mà đắc tội với đại vương? Tôi biết là lừa gạt đại vương tất sẽ bị phanh thây nên xin cứ dùng đại hình! Có điều, lời tôi vẫn xin đại vương và các đại thần của ngài suy nghĩ tỉ mỉ.
Tần Vương nghĩ: ”Cho dù có giết Lạn Tương Như cũng không lấy được ngọc Hoà Thị mà lại còn phá quan hệ giữa hai nước, nhược bằng thả cho hắn về là hơn”.
Lạn Tương Như trở về nước Triệu, được Triệu Vương phong làm thượng đại phu.
Về sau, nước Tần không hề cắt thành cho nước Triệu, nước Triệu cũng không tặng ngọc Hòa Thị cho nước Tần.