Nhạc Dương Tử thời Chiến Quốc, một hôm nhặt được thỏi vàng trên đường, chàng vô cùng vui sướng, trở về nhà lập tức đưa cho vợ ngay.
Nào ngờ người vợ lại trợn mắt nhìn chàng, nói:
– Người có chí hướng không uống nước ở giếng đào trộm, người liêm khiết không chịu nhận sự bố thí thương hại và khinh miệt của người khác. Thế mà chàng nhặt được vàng của người khác đánh rơi trên đường lại vui mừng như vậy, thiếp không thất phẩm hạnh tham tài cầu lợi ấy là cao thượng!
Nhạc Dương Tử rất xấu hổ, lập tức ném thỏi vàng ra đồng. Về sau, dưới sự cổ vũ của vợ, chàng đã đi cầu học ở phương xa.
Một năm sau Nhạc Dương Tử trở về nhà.
Người vợ đang dệt vải hỏi:
– Chàng đã học được rất nhiều tri thức có phải không?
Nhạc Dương Tử đáp:
– Không, tôi du học ở bên ngoài đã lâu, rất nhớ nàng và mẹ.
Người vợ vô cùng bực đọc, lập tức rầm một cái kéo, cắt đứt tấm vải còn chưa dệt xong, sau đó nói:
– Chàng có biết không? Tấm vải này dệt bằng tơ tằm trên khung cửi. Một sợi tơ tuy rất nhỏ rất nhỏ những chỉ cần dệt không ngừng, từ một sợi sẽ dệt thành một tấc, từ một tấc sẽ tích luỹ thành một thước, từ một thước tích luỹ thành một trượng, từ một trượng tích luỹ thành một súc. Bây giờ, chàng ra ngoài du học, mỗi ngày học được một chút tri thức mới mẻ, dần dần bồi dưỡng thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nếu nửa đường đứt gánh thì có gì khác so với việc cắt đứt tấm vải?
Đọc thêm: Lạn Tương Như nộp ngọc bích về cho nước triệu
Nhạc Dương Tử nghe những lời giản dị mà lại sinh động này, được gợi ý rất nhiều thế là chàng lại ra ngoài học tập, suốt bảy năm không hề về nhà.
Trong bảy năm đó vợ Nhạc Dương Tử thức khuya dậy sớm cần cù lao động để nuôi mẹ chồng, dùng vải dệt ra chỉ đổi lấy trà thô, cơm đạm bạc, miễn cưỡng qua ngày.
Một hôm, con gà của nhà khác vào nhầm vườn rau nhà nàng, mẹ chồng vì đã rất lâu không được ăn thịt liền bắt lấy con gà, không nói đến câu thứ hai, giết thịt luộc gà lên ăn. Con dâu biết con gà này là của nhà người khác thì khóc nức nở, không ăn một miếng.
Mẹ chồng lấy làm lạ hỏi.
– Khó mà có được gà ăn, con còn khóc cái gì?
Con đâu không trách mẹ chồng tham lợi nhỏ mà lại tự trách mình:
Con dâu bất hiếu, không kiếm được nhiều tiền để đổi lấy thức ăn ngon, khiến cho trong bữa cơm của nhà ta có thịt gà của người khác.
Mẹ chồng nghe thế rất hối hận liền quẳng thịt gà đi không ăn nữa. Sau đó cũng không xâm phạm của cải của người khác nữa.
Bảy năm sau, Nhạc Dương Tử trở về nhà, lúc này chàng đã trở thành một người đạo đức cao thượng mà học thức uyên bác, đa mưu túc trí. Năm 408 trước Công nguyên chàng được Ngụy Văn Hoài bái làm đại tướng, thu phục được nước Trung Sơn (tên nước thời cổ, ở tại huyện Định tỉnh Hà Bắc).