Năm 378 TCN, Tề Uy Vương lên ngôi, nghe nói ông chín năm không quan tâm đến việc triều chính. Một hôm, ông mời một người tên là Trâu Kỵ vào đánh đàn để tiêu khiển. Trâu Kỵ chỉ nói chuyện huyện thuyên về nhạc lý chứ không chơi đàn. Tề Uy Vương không vui nói:
– Nhạc lý của ngài đã nói đến tâm khảm của ta nhưng chỉ biết như thế chưa đủ, còn cần phải thẩm định âm thanh tiếng đàn mới được, xin mời tiên sinh thử đàn một khúc chăng.
Trâu Kỵ nói:
– Thần lấy đánh đàn làm nghiệp, tất nhiên phải tận tâm nghiên cứu kỹ xảo và phương pháp đánh đàn đại vương lấy trị nước làm nhiệm vụ quan trọng, tại sao có thể không chú tâm nghiên cứu diệu kế trị quốc? Thần ôm đàn không đánh thì không thể làm đại vương vui lòng, thảo nào dân nước Tề thấy đại vương cầm cây đại cầm của nước Tề mà chín năm nay không đàn được một lần, họ không vui cũnglà phải thôi!
Tề Uy Vương hết sức kinh ngạc liền cùng ông bàn luận đạo lý trí nước, Trâu Kỵ đều nói đâu ra đấy. Thế là Tề Uy Vương bái ông làm tướng quốc, tăng cường chỉnh đốn việc triều chính.
Buổi sáng hôm ấy, Trâu Kỵ với dáng người thon dài, khuôn mặt đẹp đẽ đã mặc xong quần áo đội mũ lên đầu, soi gương ngắm nghía rồi hỏi vợ:
– Ta so với Từ Công ở phía bắc thành, ai đẹp hơn.
Vợ đáp:
– Từ Công sao đẹp bằng chàng được?
Trâu Kỵ nghĩ: Từ Công là mỹ nam tử nổi tiếng của nước Tề, mình sao bì với ông ấy được.
Ông lại hỏi người thiếp:
– Ta so với Từ Công ở phía bắc thành, ai đẹp hơn?
Thiếp đáp:
– Từ Công không không đẹp bằng chàng!
Hôm đó có vị khách đến, Trâu Kỵ lại kể lại những lời của vợ và thiếp.
Người khách kia cung kính nói:
Đọc thêm: Trần Chẩn ngồi xem hai hổ đấu nhau
– Từ Công quả thực không đẹp bằng ngài.
Ngày hôm sau vừa hay Từ Công đến thăm, Trâu Kỵ chăm chú quan sát ông ta, thấy mình sao có thể đẹp bằng ông ta? Buổi tối ông ta nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng mới hiểu ra: Vợ nói ta đẹp hơn Từ Công là vì thiên vị ta; thiếp ta nói ta đẹp hơn Từ Công là vì sợ ta; người khách nói ta đẹp hơn Từ Công là vì nhờ cậy;
Thế là Trâu Kỵ vào triều nói với Tề Vương:
– Quả thật thần tự biết mình không đẹp bằng Từ Công ở phía bắc thành nhưng vợ thần thiên vị thần, tiểu thiếp sợ thần, khách của thần có điều cầu xin thần cho nên đều nói thần đẹp hơn Từ Công. Từ sự việc này thần liên tưởng đến: Nước Tề chúng ta, đất có hàng nghìn dặm vuông, thành có một trăm hai chục toà. Cung nữ tả hữu không ai sợ đại vương; đại thần trong triều không ai không thiên vị đại vương nước Tề, không ai không có điều cầu xin đại vương. Như thế, những điều bị che giấu mà đại vương phải nhận mới ghê ghớm biết bao!
Tề Uy Vương nghe lời khuyên gián khéo léo cửa Trâu Kỵ, cảm thấy rất đúng liền hạ lệnh:
– Sau này, bất kể là ai, phàm là người có thể trực tiếp chỉ trách lỗi lầm của ta, sẽ được ban thưởng thượng đẳng nhất, người dùng văn bản giấy tờ phê bình lỗi lầm của ta sẽ được ban thưởng trung đẳng; người quở trách ta ở nơi đám đông, quảng trường, chỉ cần để ta biết sẽ được ban thưởng hạ đẳng.
Sau khi mệnh lệnh này ban bố không lâu, bá quan văn võ tấp nập kéo vào triều đưa ra rất nhiều ý kiến với Tề Uy Vương. Tề Uy Vương tiếp thu những cải hợp lý không ngừng sửa đổi lỗi lầm của mình, một năm sau mọi người đều thấy không còn ý kiến gì để đưa ra nửa. Vì vậy nước Tề dần dần đã cường thịnh hẳn lên.