Những lời nói hay của Thuần Vu Khôn

Thời Tề Uy Vương, nước Tề có một nhà từ lệnh (người khéo đối đáp ngoại giao) tên là Thuần Vu Khôn, Thuần Vu Khôn chứa đầy đầu những lời ví von khéo léo.

Khi nước Tề bắt đầu chấn hưng, nước Sở lại tới xâm phạm, Tề Uy Vương muốn phái sứ giả sang nước Triệu xin viện trợ nhưng phái ai đi đây? Ông đảo mắt nhìn một lượt bá quan Văn võ trong triều, thấy Thuần Vu Khôn đáng người thấp lùn, không khỏi không nhớ tới một chuyện:

Mấy năm trước, về Uy Vương ngày đêm hưởng lạc, không quan tâm triều chính nhưng không có ai đám can gián ông. Một hôm Thuần Vu Khôn đến gặp Tề Uy Vương, nói với ông:

– Nghe nói nước Tề ta có một con chim lạ rất to, biết quốc vương thích chơi chim nên vút lên trời cao, chớp mắt đã bay tới vương cung, nó ở trong cung đã ba năm rồi nhưng chưa hề bay một lần, chưa hề hót một tiếng, quốc vương bảo con chim này có lạ không?

Tề Uy Vương nói:

Đừng có thấy con chim này ba năm không bay, hễ, bay là nó vút lên trời luôn, đừng nhìn con chim này ba năm không hót, hễ hót là nó hót kinh người luôn!

Nói xong Tề Uy Vương chợt giật mình, thầm nghĩ: ”Chẳng phải là Thuần Vu Khốn muốn ta ”bay sao?”. Rốt cuộc Tề Uy Vương cũng hiểu ra rằng Thuần Vu Khôn dùng ẩn ngừ để khuyên mình. Thế là là Triệu kiến bảy mươi hai viên huyện lệnh của nước Tề, khen thưởng một người tốt nhất trong đó, giết một người xấu nhất trong số đó, tiếp đó lại phái binh đi dẹp yên chư hầu tác loạn.

Nghĩ đến đây, Tề Uy Vương quyết định phái Thuần Vu Khôn khéo ăn khéo nói đến nước Triệu xin viện binh. Ông cho Thuần Vu Khôn mười cỗ xe ngựa, chất lên một trăm lạng vàng. Thuần Vu Khôn thấy thế bật cười lớn, cười đến đứt cả dải mũ.

Tề Uy Vương hỏi:

– Tiên sinh chê những thứ này ít ư?

Thuần Vu Khôn đáp:

– Đâu có dám chê ít?

Tề Uy Vương nói:

– Thế lúc nãy tiên sinh cười cái gì đó?

Thuần Vu Khôn đáp:

Đọc thêm: Nguỵ Gia bàn chuyện chọn tướng

Hôm nay khi thần từ phía đông đến, nhìn thấy một nông dân đang cầu xin thần ruộng bên bờ ruộng cho một năm bội thu, ông ta lấy một cái móng lợn và một chén rượu, cầu khấn rằng: ”Thần ruộng ơi thuần ruộng, xin người phù hộ cho tôi ngũ cốc chín rục, gạo thóc đầy bồ!”. Đồ tế lễ của ông ấy rất ít như thế mà cái muốn đạt được lại nhiều như thế, cho nên thần không thể không cười ông ấy. Tề Uy Vương lĩnh ngộ được ẩn ý của ông liền lập tức cấp cho ông một nghìn lạng vàng, một trăm cỗ xe ngựa, mười đôi ngọc bích trắng. Thế là Thuần Vu Khôn đi sứ sang nước Triệu, dẫn về mười vạn quân Triệu. Nước Sở nghe tin liền lui binh ngay tức khắc. Sau khi quân Sở lui về, Tề Uy Vương thết tiệc mời Thuần Vu Khôn đi sứ quay về, hỏi ông rằng:

– Tiên sinh có thể uống được bao nhiêu rượu mới say.

Vì Tề Uy Vương thường uống rượu thâu đêm nên Thuần Vu Khôn muốn làm cho ông sửa bỏ thói quen này liền vắt óc tìm lời khéo léo.

Ông nói:

– Thần uống một bát to cũng say, uống một vò cũng say.

Tề Uy Vương hỏi:

Đó là duyên cớ gì?

Thuần Vu Khôn đáp:

– Nếu đại vương thưởng rượu cho thần uống, pháp quan, quan lại đứng một bên, thần sẽ vô cùng sợ hãi phủ phục xuống đất uống rượu, uống không nổi một bát to là đã say. Nếu phụ thân có quý khách đến nhà, thần hầu hạ ở bàn tiệc, khách thường thưởng rượu uống thừa cho thần, thần có thể uống hai bát tô. Nếu cùng với bạn cũ lâu ngày mới gặp mặt vừa nói chuyện giao tình vừa uống rượu thì thần có thể uống năm, sáu bát to. Nếu tụ hội ở thôn quê, nam nữ ngồi xen lẫn, luân lưu trót rượu vui uống, nắm tay không bị phạt, liếc mắt đưa tình không bị cấm, uống như thế sẽ được tám bát tô, thần cũng chỉ có hai, ba phần say. Trời đã tối, rượu đã uống đủ, chén đùng chung một cái, ngồi sát sạt vào nhau, nam nữ cùng ngồi trên một chiếu, giày đạp vứt lung tung, chén đĩa ngổn ngang nến trong sảnh đường thắp sáng, chủ nhân đuối những khách khác về nhưng lại giữ thần lại, vào lúc này tâm tình thần vô cùng vui vẻ, có thể uống được một vò rượu. Cho nên tục ngữ nói: ”Uống quá chén đầu óc sẽ mơ hồ, vui vẻ quá sẽ bị thương tâm”. Nghìn điều vạn sự cũng như thế cả.

Tề Uy Vương tán thưởng:

– Đúng rồi, tửu cực sinh loạn, lạc cực sinh bi!

Thế là không bao giờ uống rượu thâu đêm nữa.

Lạc cực bi sinh: Sướng quá thường xảy ra những sự việc buồn thảm bi ai. (Trong Sử kí có câu: Tửu cực tắc loạn, lạc cực tắc bi “(Uống) rượu nhiều quá thì sẽ loạn, sướng quá thì sẽ xảy ra từng việc buồn thảm, bi ai”).

5/5 - (10 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận