Thời Tống Chân Tông (năm 998- 1023), giữa những người cùng hoàng tộc nảy sinh việc tranh chấp phân chia tài sản. Hoàng đế cảm thấy khó xử, liền giao cho tể tướng Trương Hiền Tề.
– Xử án khó mà tránh khỏi đắc tội với một bên, đắc tội với hoàng thân cũng không khác gì đắc tội với hoàng đế, làm thế nào đây? Trương Hiền Tề đích thân xem xét tài sản hai gia đình. Thực lực hai nhà ngang nhau, nhà cao cửa rộng, đình đài lầu các, tô rồng điểm phượng, phong phong quang quang. Tể Tướng Trương điều tra xong đã nghĩ ra một kế.
Hai gia đình đều biếu tặng Trương Hiền Tề vàng ngọc châu báu, ông nhất nhất từ chối. Họ đều ngầm nói những lời bất mãn trước mặt Trương Hiền Tề:
– Ngài xem nhà họ có điểm nào không thơm lây hơn nhà tôi không?
Chà chà, chúng tôi bị thiệt thòi quá, một bát nước cũng rất sòng phẳng, đứng đắn.
– Tể Tướng Trương chỉ mỉm cười, chẳng nói chẳng rằng.
Mấy ngày sau ông cho gọi chủ nhân hai nhà lại, nói:
– Có phải các ngài đều cho rằng mình được phân ít, bên kia lại được phân nhiều hơn?
Đọc thêm: Trương Công phá vụ án tự nhận tội
Hai người cùng đáp:
– Đúng thế.
Tể Tướng Trương yêu cầu họ ký tên đóng dấu vào tờ ghi chép lời khai, hai người kia không hiểu Tể Tướng Trương có ý đồ gì, cứ nhất nhất làm theo.
– Tể Tướng Trương nói:
Các ngài đã đều thừa nhận phần của người kia nhiều hơn của mình. Vậy thì xin các ngài đổi cho nhau đi. Như thế, chắc cả hai ngài đều hài lòng cả.
– Chủ nhân hai nhà biết đã trúng kế của Trương Hiền Tề nhưng lời khai đã ký tên đóng dấu, không tiện chối cãi. Cả hai đều không nói gì được nữa.