Một vị đại quan gọi Dụ Hạo lại trách cứ ông tại sao lại thiết kế tháp như thế. Dụ Hạo cười đáp. Tôi dụng ý thiết kế như thế bởi vì vùng đất ở kinh…
Ngô Việt Vương Tiền Lưu cuối đời Ngũ Đại khi trấn giữ ở Chiết Đông, Chiết Nam (nay là khu vực tỉnh Chiết Giang, thành phố Thượng Hải và phía nam tỉnh Giang Tô) đã cho xây dựng một toà tháp ở chùa Phạn Thiên, Hàng Châu. Mới được hai ba tầng, Tiền Lưu leo lên tháp quan sát, phát hiện ra tháp đang lắc lư liền gọi kiến trúc sư hỏi nguyên do. Kiến trúc sư nói:
– Đó là vì chưa xây dựng xong, trên nóc chưa có ngói, thân tháp nhẹ cho nên mới lay động.
Tiền Lưu sai người lợp ngói lên nhưng toà tháp gỗ vẫn lắc lư như cũ. Vị kiến trúc sư lo lắng hoảng sợ, đành phải thỉnh giáo Dụ Hạo, một người thợ lành nghề nổi tiếng.
– Dụ Hạo nói:
Để cho toà tháp này vững vàng cũng dễ thôi, chỉ cần mỗi tầng đều dùng ván gỗ đóng chắc chắn là được. Bởi vì trên dưới tấm ván đều được đóng rất chắc, sáu mặt liên quan với nhau giống như một cái hòm bằng gỗ. Người đứng bên trên, mặt trên mặt dưới và bốn mặt xung quanh sẽ cùng đỡ lấy, đương nhiên là không thể lay động được. Làm theo gợi ý của Dụ Hạo, quả nhiên tháp gỗ rất vững chắc. Danh tiếng Dụ Hạo vì thế càng lan rộng.
Đọc thêm: Cao Liêm Chi dùng kế bắt kẻ gian
– Những năm đầu đời Bắc Tống, năm 978, Tống Thái Tông đã tiêu diệt chính quyền cát cứ do Tiền Lưu xây dựng tại vùng Lưỡng Triết. Để cầu xin thần linh phù hộ, năm 981, Tống Thái Tông quyết định cho xây dựng một toà tháp gỗ đồ sộ ở Biện Lương, Đông Kinh (nay là Khai Phong, Hà Nam Dụ Hạo được triệu đến kinh đô, phụng mệnh phụ trách việc thiết kế và thi công xây dựng toà tháp này.
Năm 989, một toà bảo tháp hình bát giác sừng sửng mọc lên trong chùa Khai Bảo. Lúc đó, các quan chức, quý tộc và dân chúng từ bốn phương tám hướng đều kéo đến viếng thăm toà bảo tháp oai hùng này. Chà! bảo tháp như đang bay lượn giữa trời xanh, tô điểm hoa lệ, cao 120 thước, có 13 tầng, là Bảo tháp cao nhất, đẹp nhất của kinh đô. Nhưng còn có một điều không hoàn hảo, đó là bảo tháp lại hơi bị nghiêng về phía tây bắc.
– Một vị đại quan gọi Dụ Hạo lại trách cứ ông tại sao lại thiết kế tháp như thế.
Dụ Hạo cười đáp:
– Tôi dụng ý thiết kế như thế bởi vì vùng đất ở kinh thành này địa hình bằng phẳng, bốn mặt đều không có núi, lại thường xuyên có gió tây bắc. Nếu như thân tháp thẳng đứng, dưới áp lực của gió tây bắc dần dần tháp sẽ nghiêng về phía đông nam, đến một lúc nào đó sẽ bị đổ. Bây giờ tôi cho tháp hơi nghiêng một chút về phía tây bắc là để chống lại sức gió, chỉ cần chưa đầy một trăm năm, tháp tự nhiên sẽ được gió tây bắc thổi cho thẳng lên.
Vị đại quan kia thấy Dụ Hạo có lý, gật đầu khen phải: Những người xung quanh cũng hết lời khen ngợi Dụ Hạo suy nghĩ tính toán thật chu đáo. Đáng tiếc là, Tống Nhân Tông Khánh Lịch năm thứ tư (năm 1044) bảo tháp trong chùa Khai Bảo này đã bị một trận hoả hoạn thiên thuỷ.