Thời Tam Quốc, ở Đông Ngô có một cậu bé tên là Gia Cát Khác (203 – 253). Vốn là cháu của nhà chính trị, nhà quân sự đại tài Gia Cát Lượng cậu bé hết sức thông minh linh lợi. Cha của cậu là Gia Cát Cẩn, tự Tử Du, là anh trai cả của Gia Cát Lượng.
– Một hôm, Tôn Quyền mở tiệc lớn mời văn võ bá quan của Đông Ngô. Trong bữa tiệc, mọi người cười nói râm ran không khí rất chan hoà cởi mở và nhiệt tình.
Bỗng nhiên Tôn Quyền phát hiện thấy các quan ai cũng có ý đùa giỡn Gia Cát Cẩn, ra sức thay nhau chúc rượu. Gia Cát Cẩn tửu lượng có hạn, mặt đỏ bừng như sắp bật máu ra. Lúc đó cậu bé Gia Cát Khác bảy tuổi được theo cha dự tiệc, không hề ngượng ngùng, thay cha mình nâng chén rượu lên đáp lễ các quan:
– Thưa các bác, các chú, có đi không có lại là không phải lẽ, các vị cũng phải uống, các vị cũng phải uống mới được chứ ạ!
Tôn Quyền thấy vậy, bỗng hứng chí lên và nghĩ ngay ra một trò vui. Ngay lập tức, ghé tai nói thầm với quan tả hữu “như thế, như thế…”.
Đọc thêm: Đinh Phi thả trâu ngựa làm loạn địch
– Một lát sau, từ ngự hoa viên, một người hầu dắt vào một con lừa. Trên mặt con lừa dán một mảnh giấy dài, trên viết bốn chữ “Gia Cát Tử Du”.
Các quan nhìn thấy, thảy đều vỗ tay reo cười, cả phòng tiệc bỗng rầm lên, có người còn chỉ chỉ trỏ trỏ về phía Gia Cát Cẩn, khoa chân múa tay. Bởi vì khuôn mặt của Gia Cát Cẩn vốn dài, giống như mặt lừa.
– Nhìn thấy vậy, Gia Cát Khác rất tức giận, nhưng ngoài mặt lại làm ra vẻ rất vui, cậu quỳ xuống trước mặt Tôn Quyền khẩn khoản: Xin đại vương hãy cho phép cháu được thêm hai chữ nữa vào cho thêm vui, được không ạ?
Tôn Quyền rất vui lòng, truyền ngay tả hữu mang bút nghiên ra. Gia Cát Khác cầm bút lông lên tay, viết thêm hai chữ “lừa của” vào phần đầu mảnh giấy, nên đọc thành “lừa của Gia Cát Tử Du”.
– Mọi người đọc xong, trước còn thấy lạ, sau hiểu ra đều cùng cười ran.
Tôn Quyền rất vui xoa đầu Gia Cát Khác nói:
– Thật là một thằng nhóc đáng yêu? Thôi con lừa ấy, coi như là phần thưởng của cha con cháu nhé!.