Một ngày cuối thời Đông Hán, nội thị đưa lên cho Tào Tháo một tập dầy văn bản. Tào Tháo lật xem từng bản một, phát hiện trong số đó có một lá thư nặc danh nói xấu mình nên lập tức nổi nóng cho gọi ngay thái thú kinh đô là Quốc Uyên tới, lệnh cho ông ta trong thời gian ngắn nhất tìm cho ra kẻ đã nói xấu mình.
– Sau khi về nhà, Quốc Uyên đọc kỹ lại lá thư nặc danh ấy thấy có nhiều đoạn đã trích dẫn những câu trong ”Nhị kinh phú”, thế là quyết định bắt tay từ việc tra hỏi những người từng đọc ”Nhị kinh phú” để phá vụ án này.
Thái thú liền nói với công tào:
– Ngụy quận của chúng ta là một quận lớn, ngày nay lại là nơi sở tại của kinh đô, thế mà lại thiếu những người có học vấn, ta hãy chọn và cử một số người trẻ tuổi thông minh, tìm thầy học tập.
Công Tào chọn được ba người như thế, dẫn lên cho Thái thú gặp mặt.
Also Read: Quân Xích Mi dùng đậu dụ địch
Thái thú đã huấn thị họ:
– Các anh chưa học ”Nhị kinh phú”, đó là một cuốn sách “bác cổ thông kim” ấy thế nhưng lại hay bị người đời quên lãng, thầy dạy cuốn sách này ngày nay cũng không nhiều nữa, hãy đi tìm người có thể dạy sách này mà học hỏi.
– Hơn chục hôm sau, công tào đã tìm được một người có thể đọc hiểu được ”Nhị kinh phú”, Quốc Uyên liền cho mấy người trẻ tuổi đến học hỏi ông ta.
– Một hôm, thái thú nhờ ông thầy dạy đó viết giúp một lá thư, sau khi lá thư đưa lên, ông ta đem so bức thư đó với lá thư nặc danh trước đó, thấy tự dạng của hai bức thư là do cùng một người viết. Điều ấy đã nói lên đầy đủ rằng ông thầy dạy phú ấy chính là người viết thư nặc danh, thái thú lập tức ra lệnh bắt giữ ông thầy dạy phú đó lại để xét hỏi, trước chứng cớ rành rành người ấy đành phải nhận chính mình đã viết thư nặc danh.