Hòa thượng Hoài Bính vớt trâu sắt

Hoà thượng Hoài Bính cười cười nói. Tôi làm gì có thần tiên giúp đỡ, trâu sắt là bị nước cuốn trôi đi tôi sẽ bắt nước phải trả trâu sắt lại…

– Vào đời Tống, năm 1066, sông Hoàng xảy ra lũ lớn làm sập một chiếc cầu phao ở ngoài thành Hà Trung (nay là huyện Anh Tế, tỉnh Sơn Tây).

Cây cầu phao này nguyên là dùng rất nhiều những con thuyền bằng gỗ, cái này sát với cái kia xếp lại với nhau từ bờ bên này sang bờ bên kia, bên trên lại trải nhiều ván gỗ kê lên. Để không làm cho cầu phao bị di động, người ta đã đúc tám con trâu sắt lớn, mỗi con năng hơn năm tấn, đặt ở hai bờ dùng để buộc chặt cầu. Chiếc cầu này vừa để người đi qua mà súc vật và xe cộ cũng thông hành được, là con đường giao thông huyết mạch của phủ Hà Trung. Năm nay nước lũ dâng tràn, không những cuốn sạch cả cây cầu phao mà tám con trâu sắt cũng bị cuốn trôi ra sông.

– Sau khi lũ rút, con đường giao thông quan trọng kia cần phải được khai thông ngay, phủ Hà Trung chuẩn bị làm lại cầu phao. Những con thuyền để nối liền hai bờ đã chuẩn bị xong xuôi chỉ còn thiếu trâu sắt lớn để cột chặt thuyền. Nếu như đúc lại thì vừa phí nguyên liệu vừa tốn thời gian. Cách tốt nhất là vớt trâu sắt ở đuôi sông lên. Thế nhưng con trâu sắt nặng hàng tấn chẳng phải nói ở dưới đáy sông, ngay đến ở trên bờ, muốn di động được nó nửa bước cũng không phải chuyện dễ. Huống hồ sau khi trâu sắt chìm xuống đáy sông đã bị lún sâu trong bùn cát, ai mà có cách vớt được nó lên đây?

Để mau chóng làm lại cầu phao, phủ Hà Trung đã cho dán một tờ cáo thị ”chiêu hiền” ở tường thành, viết rằng mời tất cả những nhân sĩ hiền tài đến với trâu sắt, cầu phao, làm phúc cho dân chúng… Khách bộ hành đi qua nơi này, xem ”bảng chiêu hiền”, ai nấy đều lắc đầu bỏ đi.

Đọc thêm: Hồ Dĩnh sáng suốt diệt rắn thần

– Hôm đó, có một hoà thượng đi đến, ông pháp hiệu là Hoài Bính, là một người rất có học vấn. Ông đứng trước cáo thị xem một lát rồi tiến lên lột tờ giấy ”chiêu hiền” xuống. Có người tốt bụng khuyên ông:

Sư phụ à, lột ”bảng chiêu hiền” không phải trò đùa đâu, một con trâu sắt nặng năm tấn, ngài có vớt được chúng lên không? Chẳng lẽ ngài có thần tiên giúp đỡ?

Hòa thượng Hoài Bính cười cười nói:

Tôi làm gì có thần tiên giúp đỡ, trâu sắt là bị nước cuốn trôi đi tôi sẽ bắt nước phải trả trâu sắt lại.

– Hòa thượng Hoài Bính lột cáo thị xong liền nhờ một người quen thuộc sông nước lặn xuống đáy sông, mò rõ vị trí của tám con trâu sắt. Bà con ở phủ Hà Trung nghe nói có một hoà thượng lột cáo thị đều chạy ra bờ sông xem ông vớt trâu sắt như thế nào.

Ngày hôm đó, những người kéo đến bờ sông quan sát đông như trảy hội, chỉ thấy hoà thượng Hoài Bính chỉ huy một tốp lái thuyền dùng hai con thuyền gỗ lớn chở đầy bùn, dây thừng xếp lại với nhau, giữa hai thuyền dùng gỗ bắc một cái cầu. Hòa thượng Hoài Bính chỉ huy cho chèo thuyền đến nơi trâu sắt chìm, sai người mang theo dây thừng buộc trên cầu gỗ lặn xuống đáy, buộc trâu sắt lại rồi buộc căng dây thừng lại ở cầu gỗ, sau đó sai lái thuyền xúc bùn cát đổ xuống sông. Bùn vơi đi đến đâu, thân thuyền dần dần nổi lên đến đó. Đến lúc sức nổi của hai thuyền vượt quá trọng lượng thân thuyền và trâu sắt, con trâu sắt lún trong bùn cát cũng dần dần được kéo dần cho tới khi thân thuyền nổi kéo theo trâu sắt lơ lửng lên trong làn nước. Hòa thượng Hoài Bính và các lái thuyền chèo thuyền vào bờ. Trở đi trở lại như thế tám lần, cuối cùng đã vớt được toàn bộ tám con trâu sắt.

– Nhân dân phủ Hà Trung ai cũng hết lời ca ngợi hoà thượng Hoài Bính trí tuệ hơn người.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận