Đời Thanh, có một người dân sinh được hai con trai, con lớn gọi là Minh, con thứ là Định. Sau khi hai anh em lập gia đình không lâu, người bố mắc bệnh qua đời. Bảy mẫu ruộng đất để lại, hai anh em cùng tranh giành, không ai có thể điều đình được. Cuối cùng phải lên nha môn nhờ quan giải quyết.
Quan huyện thấy hai bên đều có tờ di chúc của phụ thân trong tay, khó mà định án được. Ông chau mày, nghĩ ra một kế, nói:
– Điền sản là việc nhỏ, anh em các ngươi lục đục, không nghĩ đến tình nghĩa anh em như thể tay chân mà tranh chấp kiện tụng, thật là đáng ghét. Ta không thể xử vụ này. Có điều có một cách, hai anh em mỗi người duỗi một chân ra, cùng đặt lên tấm ván ép này, ai có thể chịu đựng mà không kêu đau, ruộng đất sẽ thuộc về người đó.
Nha dịch tiến lên làm như lệnh, Minh và Định đều kêu đau ầm lên. Quan huyện thấy thế lệnh cho ngừng tay, cười nói:
– Các ngươi hai chân còn không nỡ bỏ, bố ngươi lẽ nào lại nỡ bỏ một trong hai đứa con? Việc này mấy hôm nữa sẽ xét.
Nói xong, lấy một sợi dây sắt trói hai người lại với nhau, rồi khoá lại.
– Như thế khiến Minh và Định rất khó chịu. Hai người bị nhốt với nhau, cùng ăn cơm, kề đầu mà ngủ, muốn đi cùng phải đi, muốn đứng cùng phải đứng, đại tiểu tiện cùng ngồi xuống, cùng đứng lên, một khắc cũng không rời nhau. Lúc đầu hai người đều oán hận không quan tâm đến nhau, một hai ngày sau bắt đầu than thở, lại qua ba bốn ngày nữa, hai người góp lời, đã có ý hối cải.
Quan huyện thấy thời cơ đã đến, liền cho gọi hai anh em lên nha môn, hỏi :
– Các ngươi có con chưa?
Trả lời mỗi người có hai đứa con trai. Quan nói:
– Thật bất hạnh các ngươi lại đều có hai đứa con trai, sau này sẽ liên tục tranh chấp gia tài. Hôm nay ta sẽ áp dụng biện pháp dự phòng thay các ngươi, hai người mỗi người giữ một đứa con lại là đủ.
Also Read: Quan Huyện tìm chú rể bị mất tích
Nói xong phán nha dịch dẫn con thứ hai của Minh, con trưởng của Định đến trại mồ côi, sau này cho ăn mày làm con nuôi, tránh lúc anh em tranh chấp.
Minh, Định nghe xong hồn xiêu phách lạc, vội dập đầu kêu khóc:
– Từ nay không dám nữa ạ.
Quan huyện hỏi:
– Không dám cái gì?
Tôi biết tội rồi, nguyện trao ruộng đất cho chú em.
– Định nói:
Tôi không nhận đâu, xin trao cho anh.
– Quan huyện nói:
Hai người nếu có tấm lòng như thế thật là tốt, nhưng không biết vợ các ngươi có đồng ý không. Trở về bàn bạc kỹ đi, ba ngày sau lại đến để kết luận:
– Hôm sau, anh em Minh, Định và hai chị em dâu mời trưởng họ cùng đến công đường, khóc lóc sướt mướt, vô cùng hối hận nguyện rằng không cần đến đám ruộng đó nữa mà hiến cho các vị Sư ở chùa.
Quan huyện thở dài một hơi, lắc đầu nói:
– Thật là bất hiếu! Bố các người đổ mồ hôi nước mắt để lại sản nghiệp này cho các ngươi, anh em ngươi có việc tranh nhau, nay lại để các hoà thượng được lợi, bố các ngươi nơi chín suối có nhắm mắt được không? Làm anh trưởng nên nhường em út, làm em út nên nhường anh trai, qua lại không được thì trả lại cho bố các ngươi. Bây giờ đem đám ruộng đó làm tài sản để thờ cúng bố ngươi, anh em lần lượt thu tô mà thờ cúng, con con cháu cháu vĩnh viễn không tranh đoạt, nhất cử mà đa tiện.
Mọi người đều cho là phải. Hết lời bái tạ quan huyện rồi trở về. Quả nhiên, từ đó anh em, chị em dâu nhà Minh, Định rất tương thân tương ái, không bao giờ xảy ra chuyện cãi vã nữa.