Một ngày mùa đông năm 1206, tướng Nam Tống là Tất Tái Ngộ phụng mệnh thống lĩnh binh mã đi đánh quân Kim đang xâm phạm bờ cõi.
– Trại quân Tống đóng không xa quân Kim là mấy, hai bên có thể lờ mờ nhìn thấy nhau được. Thế quân Kim mạnh lắm, lại được tăng thêm quân nên mỗi ngày một đông. Tất Tái Ngộ nghĩ thầm: ”So ra thì lực quân mình yếu hơn, nếu quyết thắng bại với quân Kim thì khác nào trứng đọ với đá, chỉ tổ rước lấy thất bại, chi bằng lùi bước tránh đi một nước đã”.
Tất Tái Ngộ cho triệu toàn bộ mưu sĩ đến bàn kế sách. Một vị mưu sĩ bảo:
– Tất tướng quân, hàng ngày ta vẫn cho đánh trống suốt ngày đêm, một là để dọa quân Kim, hai là để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân sĩ của ta. Nếu ta rút quân mà để ngắt mất tiếng trống quân Kim nhất định sẽ biết được thì hỏng mất việc lớn.
Tất Tái Ngộ lặng thinh suy nghĩ lát sau mới cười to bảo:
– Có cách rồi, sơn dương sẽ đánh trống thay chúng ta. Lừa được quân Kim rồi thì đại quân của ta tha hồ mà di chuyển.
Đọc thêm: Tất Tái Ngộ cầm ô mượn tên
Các mưu sĩ ai nấy ngơ ngác không hiểu gì cả. Tất Ngộ mỉm cười. Theo mệnh lệnh của Tất Ngộ một số binh sĩ nhanh chóng dẫn về một số sơn dương và đem trống ra. Khi màn đêm buông xuống, bóng đêm đen bao trùm cảnh vật, quân Tống đem sơn dương ra treo ngược lên để cho hai chân trước của con sơn dương vừa đúng chạm vào mặt trống. Con sơn dương bị treo ngược lên rất khó chịu, dây trói thít chặt khiến toàn thân chúng đau mỏi bèn ra sức giãy đạp. Hai chân trước hồi liên hồi vào mặt trống. Tất Tái Ngộ chỉ huy quân sĩ nhẹ nhàng rút khỏi doanh trại. Quân Kim đi tuần tiễu vẫn thấy tiếng trống bên quân Tống đánh đều đều thì chẳng nghi ngờ gì cả. Đến lúc quân Kim phát hiện ra kẻ đánh trống chỉ là lũ sơn dương thì tức giận lắm, chuẩn bị truy kích nhưng toàn bộ quân Tống đã rời đến một nơi rất xa rồi.