Thời Tôn huyên lệnh còn làm tri huyện ở huyện Hợp Phì, tỉnh An Huy, có một người ở huyện Lư Giang là Mỗ Giáp vốn là con cái một gia đình giàu có nhưng về sau ăn chơi phá tán hết, phải lang thang lưu lạc làm tá điền cho người ta. Chị gái Mỗ Giáp lấy chồng con nhà giàu có, do chồng không được tháo vát nên bố chồng trước khi chết giao phó toàn bộ tài sản mấy nghìn lạng bạc cho con dâu, nói:
– Cố mà giữ lấy, đừng có để cho cái thằng ăn tàn phá hại kia nó hoang phí hết đi.
Mỗ Giáp thám thính biết được chuyện này liền đến khẩn cầu chị:
– Em đi làm ruộng cho người ta thì cả đời cũng chẳng ngẩng mặt lên được. Hồi em còn nhỏ đã thông thạo chuyện buôn bán, chỉ có điều còn thiếu vốn. Xin chị giúp em.
Người chị liền cho anh ta vay mấy trăm lạng bạc, Mỗ Giáp mở cửa hàng bán gạo, một năm sau quả nhiên đã thu được lãi thế là, anh ta lại đến cầu xin chỉ:
– Em cũng đã định trả chỗ tiền vốn lại cho chị, nhưng gần đây có chỗ gạo bán rất rẻ có thể mua được, dự đoán là sau này sẽ tăng lên, có điều là lấy toàn bộ số tiền của em ra mua và tích trữ cũng vẫn không đủ, nếu vay thêm được một nghìn lạng nữa làm vốn thì lợi nhuận thu được sẽ gấp hai gấp ba đấy.
Người chị lại cho anh ta vay một nghìn lạng bạc. Sau đó, Mỗ Giáp lại đến vay tiền, nói:
– Chỗ hàng này nếu mà mua được là tích trữ hàng quý, có thể phát tài to đấy.
Người chị lại cho vay một nghìn lạng nữa. Mấy lần như thế, số tiền của chị ta đã bị vay sạch. Mỗ Giáp kinh doanh, trong vòng mấy năm đã trở thành một phú hộ giàu có, còn bỏ tiền ra mua phẩm hàm, nghiễm nhiên trở thành thân sĩ địa phương.
– Lại qua mấy năm sau, con trai người chị đã trưởng thành, sắp đến lúc phải tính chuyện cưới xin đại sự. Chị ta nghĩ em trai bây giờ đã giàu có, có thể đòi nó chỗ nợ cũ được rồi, liền nói với chồng:
Việc cưới xin của con trai con gái đều phải cần đến tiền, ông đến chỗ em trai tôi nhờ nó giúp đỡ xem sao.
– Người anh rể liền mở mồm hỏi em vợ, em vợ nói:
Thời gian gần đây kinh tế nhà em cũng khó khăn lắm, cũng muốn giúp anh chị đấy nhưng mà đành chịu thôi.
– Anh rể vừa ngượng vừa tức, về nhà nổi cáu ầm ĩ. Người chị chợt nghi ngờ: “Chẳng lẽ em trai ta còn nghi ngờ chồng ta vẫn không biết kiềm chế như trước kia?” Liền đích thân đến gõ cửa đòi nợ. Nào ngờ em trai nổi nóng nói:
Chị nói cái gì? Trước đây, khi các cháu còn nhỏ, em cũng có giúp đỡ chúng nó một phần nhỏ, đó cũng là vì tình nghĩa chị em. Bây giờ chị lại vu khống cho em vay tiền của chị hả?
– Người chị vừa tức vừa sợ, cãi nhau với anh ta, anh ta cứ phớt lờ. Chị ta đành phải kiện lên quan huyện Lư Giang.
Mỗ Giáp đến nha môn, rất điềm tĩnh biện bạch rằng:
– Khi các cháu còn nhỏ tôi thường giúp đỡ nhà họ. Bây giờ chúng nó muốn lấy vợ gả chồng, lại cứ ngoác mồm ra xin tôi trợ giúp. Đây là việc riêng của từng nhà, tôi không đủ sức gánh vác nổi cho nên mới khéo léo từ chối. Nào ngờ chị ấy không đạt được mục đích đã vu cáo tôi vay tiền của chị ấy.
Huyện lệnh liền hỏi người chị có bằng chứng cho vay tiền, người làm chứng hoặc có người thứ ba giải quyết việc cho vay tiền hay không, chị ta đều nói không có, thế là huyện lệnh không chịu thụ lý vụ án này. Người chị hết cách, chỉ còn biết kêu khóc, than thân trách phận và quay về.
– Có người bất bình thay cho chị liền mách nước:
Quan huyện hồ đồ, khó mà phân xử được vụ án này. Tôn tri huyện của huyện Hợp Phì là một quan phụ mẫu thông minh chính trực, có thể đến đó khiếu kiện được.
– Người chị nói:
Chẳng lẽ lại có thể đến kiện ở huyện khác được à?
– Người kia đáp:
Nói chung là huyện khác không quản lý chuyện của chị, nhưng chỉ cần chị van nài khẩn thiết, Tôn đại nhân từ bi nhân ái có lẽ sẽ thụ lý đấy.
Also Read: Tiêu Tước Dần xem xét kỹ tờ văn tự
– Người chị liền đến huyện Hợp Phì khiếu kiện.
Tôn tri huyện nói:
– Ta không tiện vượt qua phạm vi huyện này để xử thay. Người chị khóc lóc van nài hồi lâu, Tôn tri huyện đành phải hỏi han tường tận gia thế nhà chị và quá trình người em trai mấy lần đến vay tiền, ông nói:
Ngươi cứ yên tâm đợi, ta sẽ đòi được nợ cho ngươi.
– Người chị bái tạ rồi quay về nhà.
Tôn tri huyện cho gọi hai tên phạm tội ăn cắp đang bị giam trong ngục, bí mật dặn dò họ:
– Các ngươi thay ta làm một việc này, nếu thành có thể giảm nhẹ hình phạt cho các ngươi. Đồng ý không?
Hai người cúi đầu nói:
– Đồng ý.
Tôn tri huyện ghé tai họ nói nhỏ:
– Cứ thế, cứ thế.
Một phạm nhân mặc một bộ quần áo sang trọng bước vào cửa hàng gạo của Mỗ Giáp bàn bạc chuyện làm ăn mua bán với anh ta. Giáp tưởng anh ta là người mua gạo liền khoản đãi anh ta cơm rượu. Hai người đang nói chuyện gẫu thì một phạm nhân khác đầu bù tóc rối lao như điên vào. Sai nha huyện Hợp Phì đuổi theo sát gót, quát lên:
– Đồ trốn trại.
Rồi xông đến trói lại, bỗng nhìn thấy phạm nhân trước liền cố ý quát:
– Tại sao ngươi lại trốn chạy đến đây?
Phạm nhân chỉ chỉ Giáp nói:
– Ông ta là chủ nhân cũ của tôi, tại sao không đến được?
Sai nha áp giải hai tên tù trốn trại về quy án. Tôn tri huyện cố ý thăng đường xét xử công khai, phạm nhân nói Mỗ Giáp là chủ nhân cũ của họ. Tôn tri huyện nói:
– Hừ, hắn là chủ chứa chấp của gian.
Lập tức viết công văn đưa sang cho huyện Lư Giang dẫn độ Mỗ Giáp đến công đường đối chất. Mỗ Giáp luôn miệng kêu van.
– Hai người tù trốn trại nói:
Ông đừng có mà lẻo mép. Trước đây ông chỉ là thằng tá điền, nếu không dựa vào số tiền chúng tôi ăn cắp cúng cho ông, ông có được ngày hôm nay không?
– Giáp nói:
Oan uổng quá! Tôi sở dĩ có được như ngày hôm nay là do chị tôi chứ.
– Tôn tri huyện nói:
Số vốn có mấy trăm lạng, trong vòng mười năm mà tích luỹ được gia tài như thế này hả làm gì có chuyện đó?
– Mỗ Giáp nói:
Về sau lại vay thêm mấy nghìn lạng nữa.
– Tôn tri huyện lập tức cho gọi người chị đến, người chị lần lượt kể ra chuyện em trai đã chối cãi như thế nào, Giáp không dám thanh minh giải thích gì.
Tôn tri huyện lệnh cười nói:
– Ta đã biết ngươi không phải đạo tặc. Nhưng không dùng kế này thì ngươi không chịu nói thật. Nghe đây, ngoài tấm thân của ngươi ra, toàn bộ tài sản còn lại đều là của chị ngươi. Đối với sự lao khổ buôn bán mười năm của ngươi, chị ngươi sẽ cân nhắc trả công cho ngươi. Nếu không thành thật, ta sẽ lột bỏ phẩm hàm của ngươi, trừng phạt theo đúng pháp luật đấy.
Giáp xấu hổ ngượng ngùng, thề sống thề chết sẽ phục tội rồi lui ra khỏi công đường, chấp hành đúng theo sự phán quyết của Tôn tri huyện lệnh.