Một hôm ở thôn Lý Gia, xã Thái Bình, huyện Gia Ưng, tỉnh Quảng Đông có một người tự xưng là người cùng họ tên là Lý Bách Sinh từ Giang Tây về quê tảo mộ. Chủ hộ ở đó là Lý Tùng Dục cho rằng không có người họ hàng như thế này nên không cho phép anh ta tảo mộ. Thế là hai bên xảy ra tranh cãi, kiện lên quan huyện.
– Quan huyện Tống Vĩnh Nhạc (biệt hiệu là Thanh Thành Tử) thấy mỗi bên nói một kiểu, không biết phân giải ra sao liền bảo họ đem gia phả đến. Gia phả của hai bên đều ghi ông nội của họ là họ Khâu. Nhưng gia phả của Lý Tùng Dục chỉ ghi Khâu Thị chỉ sinh một con trai tên là Tùng; Còn gia phả của Lý Bách Sinh lại ghi Khâu Thị sinh được hai trai, con trưởng tên là Tùng, con thứ tên là Bách. Gia phải của hai bên đều được viết ra vào năm thứ hai Vạn Lịch đời Minh, xem vết mực thấy rất cũ không có dấu hiệu gì làm giả. Do đó quan huyện không phán đoán được ai đúng ai sai.
Thế là quan huyện cho gọi những người cùng họ trong Lý Gia thôn đến. Trong số họ có người thiên vị Lý Tùng Dục, nói Khâu Thị chỉ có một con trai, Lý Bách Sinh là giả mạo; có người lại đứng về phía Lý Bách Sinh, nói Lý Tùng Dục còn có một người em trai nữa tên là Bách, thời nhỏ chuyển đến sống ở Giang Tây, Lý Bách Sinh về quê tảo mộ là hợp tình hợp lý. Họ đều trình gia phả lên để làm chứng cứ, Gia phả cũng đều được lập vào thời Vạn Lịch năm thứ hai đời Minh.
– Trước rất nhiều gia phả như thế, quan huyện chăm chú giở ra đọc, phân tích tỉ mỉ, cuối cùng đã phát hiện ra một điều: có hai loại gia phả nhưng có bản ghi chữ “khâu” ( ) có bộ liễu neo, có bản lại ghi không có bộ liễu neo, tức chữ ”khâu” ( ). Qua phân loại tất cả những người ủng hộ Lý Tùng Dục không có liễu neo, gia phả những người thiên vị Lý Bách Sinh trên chữ “khâu” đều có bộ liễu neo. Như thế quan đã có giải đáp cho vụ án này.
Trước công đường, quan hỏi Lý Tùng Dục trước:
– Bố ngươi vốn có một người em tên là Bách, Bách Sinh là con cháu của Bách, tại sao ngươi không nhận?
Lý Tùng Dục nói:
– Bố tôi là con một, tên Bách Sinh từ Giang Tây kia là giả mạo, rõ ràng là muốn nhòm ngó tài sản của tôi.
Quan huyện lại hỏi:
– Thế ngươi làm sao chứng minh được Bách Sinh không phải là con cháu Lý gia?
Lý Tùng Dục tuy không chịu nhưng cũng không biết nói thế nào. Lúc này, Lý Bách Sinh rất tự đắc, kể lể:
Also Read: Tống Huyện Lệnh giả mệt phá án
– Đại nhân sáng suốt, Lý Tùng Dục không cho tôi tảo mộ thắp hương, rõ ràng là muốn độc chiếm tài sản của Lý gia. Lúc đó quan huyện bỗng đổi giọng đột ngột hỏi Lý Bách Sinh:
Tại sao trên gia phả của ngươi lại thêm bộ liễu neo sau chữ “khâu”?
– Lý Bách Sinh đã dự kiến trước bình tĩnh nói:
Bởi vì phải tránh tên huý của thánh thượng.
Quan gật gật đầu, nói:
– Đúng, Ung Chính năm thứ hai triều này, thánh thượng hạ chỉ, phàm là chữ “khâu” ( ) đều phải thêm bộ liễu neo để kỵ huý. Xem ra gia phả có chữ “khâu” ( ) có liễu neo là thật, còn tất cả các gia phả không có liễu neo thì đều là giả cả.
Lý Bách Sinh càng vênh vênh tự đắc, chỉ Lý Tùng Dục Nói:
– Hắn tự làm gia pha giả, còn thông đồng với người cùng làng làm giả, cái đó không thể chịu đựng được?
Lý Tùng Dục nghe thế tức tái mặt, nhưng trong lòng vẫn không phục.
– Ai ngờ lúc đó quan huyện chỉ thẳng vào mặt Lý Bách Sinh quát:
Làm giả gia phả, đồng thời thông đồng với họ hàng cùng làm giả chính là ngươi chứ không phải anh ta.
– Lời nói này như sét đánh ngang tai Lý Bách Sinh. Hắn vội đập đầu lia lịa:
Quan lớn sáng suốt
– Quan huyện nói:
Gia phả này được viết năm Vạn Lịch thứ hai triều Minh, thánh chỉ kỵ huý được ra vào năm Ung Chính thứ hai triều Đại Thanh. Tổ tiên của ngươi làm sao dự đoán trước được sự kiện này mà kỵ huý?
– Lý Bách Sinh đành phải thừa nhận tội làm giả gia phả.