Triều Thanh, thời Càn Long năm thứ hai mươi bảy (năm 1792), tháng tám, tại huyện Hiếu Phong tỉnh Chiết Giang có một người lái thuyền bị cướp. Quan phủ nghe báo lập tức thông báo lệnh truy nã cho các huyện bên cạnh.
– Không lâu sau, ở huyện Bình Hồ lân cận có một binh sĩ tên là Thịnh Đạt đào ngũ trở về quê, tụ họp bọn thổ phỉ hành nghề ăn cướp đã bị bắt. Qua mấy lần thăng đường thẩm vấn, hắn thừa nhận đã cướp chiếc thùng ở Hiếu Phong.
Ở nha môn của tri huyện huyện Bình Hồ Lưu Băng Trai có một viên lại nhỏ, tên Uông Huy Tổ cũng tham gia giải quyết vụ này. Uông Huy Tổ lần đọc bản khẩu cung của Thịnh Đạt, qua tài liệu cho thấy, Thịnh Đạt đúng là tên ăn cướp. Cái chăn bông màu xanh lam tìm ra cũng được người mất nhận ra là tang vật. Thế nhưng trong lòng Uông Huy Tổ vẫn có trăm mối ngờ vực.
– Tối hôm đó, Lưu Băng Trai nhận được kiến nghị của Uông Huy Tổ, đề nghị phúc thẩm bọn Thịnh Đạt. Uông Huy Tổ sẽ ở hậu đường lắng nghe khi bọn Thịnh Đạt khai cung nhận tội. Ai nấy đều thao thao bất tuyệt như học thuộc từng câu từng chữ, tám người khai đều giống y hệt nhau. Uông Huy Tổ càng nghe càng nghi hoặc vô cùng.
Tối hôm sau, Uông Huy Tổ xin Lưu Băng Trai cố ý tăng giảm một số tình tiết khi thẩm vấn, sau đó hỏi riêng từng người một. Kết quả lời khai của tám người lại không giống nhau, chỗ sơ hở đã bị lộ. Uông Huy Tổ lập tức đề nghị Lưu Băng Trai dừng việc thẩm vấn, lệnh cho người thủ kho, chiếu theo màu sắc, loại vải, độ cũ mới của chiếc chăn mà người mất đã nhận ra từ trước, mượn hơn hai mươi cái chăn cùng loại Uông Huy Tổ bí mật ký hiệu trên chiếc chăn tang vật mà người mất đã chỉ ra. Sau đó đảo lẫn vào với hai mươi chiếc chăn kia, dặn dò Lưu Băng Trai cho người mất nhận chăn ngay tại công đường.
Also Read: Tuần Phủ tìm chất độc ở giàn nho
– Kết quả, người mất không nhận ra được cái nào của anh ta.
Uông Huy Tổ quyết đoán ngay, lập tức đề nghị xét hỏi bọn Thịnh Đạt.
– Thịnh Đạt cuối cùng cũng thổ lộ thật.
Tôi thấy mình đào ngũ đi ăn cướp rồi bị bắt là rơi vào đường cùng rồi. Khi hỏi đến việc này, tôi liền nhận bừa.
– Những người khác cũng theo thế mà nhận tội. Cái chăn tang vật thật ra là của tôi.
Lúc đó, Uông Huy Tổ đề nghị với Lưu Băng Trai: tha tội cho Thịnh Đạt. Tin tức này vừa truyền ra, cả nha môn lập tức huyên náo:
– Uông Huy Tổ dung túng tội phạm.
Uông Huy Tổ nghe thế liền xin Lưu Băng Trai cho từ chức.
– Lưu Băng Trai cố giữ ở lại, Uông Huy Tổ không nhượng bộ:
Nếu muốn tôi ở lại, nhất định phải tha tội cho Thịnh Đạt.
Tang vật bị ăn cướp rất nhiều, chỉ dựa vào một cái chăn hình như là tang chứng mà lại không rõ ràng để định tội, giết mấy mạng người, như thế có được không? Tôi không nhẫn tâm tham một chức quan nhỏ mà tạo nên một vụ án oan uổng. Hơn nữa, sợ liên lụy đến ngài.
– Lúc đó, những tiếng quở trách Uông Huy Tổ ồn ào cả nha môn. Lưu Băng Trai vẫn cứ cho thả Thịnh Đạt ra.
Hai năm sau, Lưu Băng Trai được tiến cử thăng chức tri phủ, ông bàn giao ấn tín khởi hành đi lên tỉnh. Vừa đúng lúc đó huyện Nguyên Hoà (thuỷ phủ Tô Châu) trong lúc thẩm án đã tìm ra vụ ăn cướp thuyền ở Hiếu Phong, bắt được đúng tên cướp, chỉ ra tang vật. Người bị mất của đã nhận, không có gì nghi ngờ nữa.