Án Anh đánh cờ khuyên vua

Thời Xuân Thu, nước Tề có một nhà chính trị tên là Án Anh (? – năm 500 trước Công nguyên) mọi người tôn xưng ông là Án Tử.

Một hôm, nghe nói vua Tề đang chơi cờ với các phi tần trong vườn ngự uyển, ông đến xin gặp Tề Trang Công. Vua thấy một cao thủ trong kỳ đàn tới bèn dẹp các phi tần rồi mời ông ta đấu cờ với mình. Hai người đánh cờ rất vui vẻ.

Án Anh là tướng quốc nước Tề, lần này ông đến gặp Tề Trang Công đã có một chủ ý mới. Vua vội vã mời ông đánh cờ, ông cứ yên lặng mà đi những nước cờ, không nói năng gì. Ông chăm chú tiến quân lên, rồi ăn khá nhiều quân của nhà vua. Trang Công bình tĩnh ứng chiến. Dần dần, vua chuyển bại thành thắng, thắng Án Anh một ván.

Tề Trang Công vốn biết tài nghệ đánh cờ của án Anh rất cao siêu, nhưng sao hôm nay án Anh lại thua nhanh thế này? Vua liền hỏi Án Anh:

– Tướng quốc là người có văn thao vũ lược, tài hoa đầy mình, đã giúp đỡ quả nhân trị quốc thục luyện và thông đồng. Nhưng sao khanh hôm nay chơi cờ lại dở thế?

Thần hữu dũng vô mưu, thua bệ hạ là chuyện hợp tình hợp lý Án Tử đưa ngón tay, chỉ vào bàn cờ nói:

– Đánh cờ là như thế này, quản lý việc quốc gia đại sự cũng thế, thần đã không đảm nhiệm được trọng trách tướng quốc rồi.

Tề Trang Công kinh ngạc từ khi án Tử giữ chức tướng quốc đến nay, đã giúp sức với mình quản lý nước Tề đâu ra đấy án Tử là một trọng thần đầy danh vọng, sao hôm nay ông ta lại nói lên lời tiết khí như vậy. Giây phút đó, Tề Trang Công bỗng cảm thấy án Tử rất mềm dẻo phê bình mình nặng về mật ”dũng” mà coi thường cách xử sự nhân nghĩa, mặt ngài hơi đỏ dần lên.

Đọc thêm: Yên Chiêu Vương cầu hiền

Cũng phải nói, vị quân vương này ít nhiều chút sáng suốt và tự biết mình. Những năm gần đây, vì Tề Trang Công nghiêng về sử dụng và coi trọng những người vũ dũng, sức lực nên làm cho những vị quan võ này sinh ra tâm lý kiêu ngạo coi thường bá quan, khinh thị và đè nén dân chúng. Họ đã làm cho kinh thành xao xác, gà bay, chó sủa, người đố, ngựa ngã, lộn tùng phèo. Những người có kiến thức, những quan văn không được trọng dụng. Phong cách của quan và phong cách của dân càng ngày càng hỏng. Cũng có nhiều đại thần đã khuyên Trang Công. Nhưng nói sao Trang Công cũng không nghe. Lời nói hôm nay của án Tử đã làm cho Trang Công tỉnh ra; rất muốn nghe cách nhìn của án Tử trong việc sử dụng các quan võ nên vua thẳng thắn hỏi:

– Tướng quốc hãy nói thật với ta xem từ cổ xưa đến nay có vua nào chỉ dựa vào dũng lực mà có thể trị quốc, an quốc được?

Án Anh trả lời:

– Cuối triều Hạ có đại lực sĩ Thôi Dy, Đại Lý, cuối triều Ân có các dũng sỹ Phất Trọng, Ác Thúc, những người đó có thể đi ngàn dậm trong một ngày, sức họ bắt được hổ, báo. Nhưng họ không có sức vãn hồi được sự diệt vong của Hạ Kiệt, Ân Trụ, sự vong diệt của Hạ Thương. Điều đó cho ta biết một chân lý: Chỉ dựa vào dũng lực mà không nói nhân nghĩa thì không ai không thất bại.

Tề Trang Công cân nhắc những lời nói của Án Anh, thấy Án Anh nói đúng, liền cung kính đứng dậy, cảm tạ những lời phê bình trung thực của Án Anh và tỏ rõ sau này nhất định coi trọng điều nhân nghĩa.

Hai người lại đánh cờ. Lần này, Án Anh không cho quân tiến mạnh, xông lên nhanh mà chú ý về bố cục, bài binh bố trận, tiến và thoái thận trọng. Tề Trang Công quả nhiên không sao đỡ được mà lùi từng nước cờ.

– Vẫn cùng một con người này mà sao cục diện hai ván cờ lại không giống nhau? Bất chợt, vua tỉnh ngộ ra một đạo lý trong đó, chính là chuyện Án Anh dùng việc chơi cờ mà khuyên mình cải chính sai lầm, rõ ràng trên bàn cờ có nhiều điều bổ ích biết nhường nào!

4.4/5 - (17 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận